Trong văn bản Vượt thác của Võ Quảng có xuất hiện rất nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Em thích hình ảnh nào nhất? Viết đoạn văn giải thích rõ lí do em thích hình ảnh ấy.

Hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu - việc chuyển nghĩa được thực hiện theo cơ chế hoán dụ.


Trong văn bản Vượt thác của Võ Quảng có xuất hiện rất nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Độc đáo nhất có thể nhắc đến hình ảnh những hàng cây cổ thụ: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước", "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Trong câu đầu tiên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ "dáng mãnh liệt dứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước" - nhà văn chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ - nhờ đó, vừa thể hiện được dáng vẻ cổ kính, trang nghiêm, to lớn của hàng cây vừa thể hiện hàm ý: thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu. Trong câu thứ hai, nhà văn đã sử dụng biện pháp so sánh. Hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu - việc chuyển nghĩa được thực hiện theo cơ chế hoán dụ. Trong hình ảnh thứ hai này, thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Bài giải tiếp theo
Khổ thơ thứ hai trong bài Quê hương - Đỗ Trung Quân có sử dụng phép tu từ gì? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về giá trị của phép tu từ ấy?
Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu tả một người bạn cùng lớp với em, trong đó có sử dụng 1 từ mượn và 1 cụm danh từ. Gạch chân dưới từ mượn và cụm danh từ đủ.
Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 câu), trong đó có sử dụng một số từ, một chỉ tử, giải thích vì sao truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.
Viết đoạn văn về tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Ngoài thềm …rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa)
Viết đoạn văn về tác dụng của biên pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Bóng Bác … lửa hồng ( Minh Huệ )
Viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu sử dụng phép tu từ nhân hóa.
Viết đoạn văn nêu tác dụng của phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa.
Cho đoạn thơ sau: Chú bé…đường vàng ( Lượm – Tố Hữu ). Phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ trên và dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại những câu thơ trên ở cuối bài thơ.
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 dến 7 câu) giải thích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình.
Gươm thần là một "nhân vật" vô cùng quan trọng trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Hãy nêu những cảm nhận của em về "nhân vật" này.

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa