Trình bày suy nghĩ về số phận của người nông dân trong tác phẩm Tắt đèn lớp 8
1. Mở đoạn: - Giới thiệu đôi nét về Ngô Tất Tố và truyện ngắn "Tắt đèn”. - Sơ lược về tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn "Lão Hạc".
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu đôi nét về Ngô Tất Tố và truyện ngắn "Tắt đèn”.
- Sơ lược về tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn "Lão Hạc".
2. Thân đoạn:
Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó ...để nộp sưu cho chồng.
Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và chị bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực....
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về số phận của người nông dân trong truyện ngắn Tắt đèn.
Mẫu 1
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những tác phẩm phản ánh rõ nhất về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng để đấu tranh cho lẽ phải. Điều đó cho ta thấy: người nông dân trong xã hội cũ có một sức mạnh tiềm tàng, họ không giàu có về vật chất nhưng có giàu về tình cảm, sáng ngời phẩm chất cao quý.
Mẫu 2
Hình ảnh người nông dân là một trong những nguồn đề tài đầy màu sắc được khai thác rất nhiều trong văn thơ, đặc biệt trong giai đoạn văn học hiện đại trước cách mạng Tháng Tám 1945, hình tượng người nông dân đa số đều xuất hiện trong hình ảnh nghèo khổ, chắt chiu từng đồng vẫn không đủ ăn, cái xã hội đè ép con người đến hơi thở cuối cùng bởi sưu cao thuế nặng, bởi cường quyền ác bá sẽ khiến một số người bị bần cùng hóa, tha hóa, đánh mất đi lòng tự trọng như Chí Phèo, hay người bà trong "Một bữa no". Nhưng đâu đó, vẫn có những con người dù hoàn cảnh bất hạnh, cơ cực vẫn cố gắng giữ lấy phẩm giá của mình, như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”.
Chị là người phụ nữ điển hình của xã hội xưa, chị tần tảo, lam lũ nhưng vẫn không đủ ăn. Gia đình chị đã trở thành hạng cùng đinh, chồng ốm đau, sưu cao thuế nặng đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Để có tiền, chị phải bán mọi thứ trong nhà, bán cả đàn chó mới đẻ, bán cả con đi ở đợ, đứa con gái ngoan ngoãn mà chị mang nặng đẻ đau. Cuộc đời chị bất hạnh nối tiếp khổ đau khi chạy vạy mãi mới nộp đủ sưu cho chồng thì bọn lí trưởng ác bá lại bắt chị nộp thêm cả tiền sưu cho người em chồng đã chết. Trong hoàn cảnh không thể chịu đựng được, cơn giận "tức nước vỡ bờ" đã thôi thúc chị hành động. Chị xông tới đánh trả quyết liệt sau những lời van xin không có kết quả. Hành động bộc phát của chị cho thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, yêu chồng thương con, nhưng chị cũng là người quyết đoán, có tinh thần phản kháng, không chịu cường quyền áp bức.
Quả thật, tác phẩm chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân "một cổ hai tròng" trước cách mạng Tháng Tám.
Mẫu 3
Chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ điển hình của xã hội xưa, chị tần tảo, lam lũ nhưng vẫn không đủ ăn. Gia đình chị đã trở thành hạng cùng đinh, chồng ốm đau, sưu cao thuế nặng đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Để có tiền, chị phải bán mọi thứ trong nhà, bán cả đàn chó mới đẻ, bán cả con đi ở đợ, đứa con gái ngoan ngoãn mà chị mang nặng đẻ đau. Đến đây, chúng ta có thể cảm nhận rõ nỗi đau day dứt của chị khi bán cái Tý cho nhà Nghị Quế. Cuộc đời chị bất hạnh nối tiếp khổ đau khi bọn lí trưởng ác bá lại bắt chị nộp thêm cả tiền sưu cho người em chồng đã chết. Chao ôi, người chết mà vẫn phải nộp thuế người đã đủ cho ta thấy sự vô nhân tính, bất công của chế độ xã hội cũ.
Có thể nói, tác phẩm “Tắt đèn” đã lên án gay gắt xã hội thối nát thời xưa, một xã hội điêu tàn, bất lương, luôn luôn dồn ép những người dân vô tội vào cảnh bần cùng khốn khổ.
Mẫu 1
Đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" (trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) là những áng văn xuôi thể hiện rõ nhất hiện thực sinh động của xã hội phong kiến đương thời và số phận của những người nông dân cùng cực. Chị Dậu là một người cũng là đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh đó, xã hội thối nát, tàn ác và bất nhân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại để giành giật lại sự sống, miếng cơm, manh áo.
Gia đình chị Dậu, một gia đình "nhất nhì trong hạng cùng đinh", dù cho đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ những củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ chó con vừa mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng và cả người chú đã chết lâu năm, sưu cho người sống đã nặng gánh nay còn phải sưu cho người đã chết. Không khí ngột ngạt của một làng quê nghèo trong những ngày sưu thuế thực khiến người ta không thở nổi, hoàn cảnh như anh chị Dậu đã đi đến bước đường cùng, không còn xoay sở được nữa, anh Dậu thì đang ốm cũng bị lôi đi đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Dù trong hoàn cảnh cùng quẫn ấy tình cảm vợ chồng vẫn luôn sát cánh bên nhau, chị Dậu rất mực thương yêu chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cháo rồi ngồi quạt cho cháo chóng nguội, rồi lại giục chồng ăn kẻo người ta lại đến thúc sưu chẳng có sức mà chịu. Chị Dậu chỉ lo cho chồng con còn bản thân chị chẳng màng đến, trong hoàn cảnh ấy chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác lo toan mọi việc, phải cáng náng đứng lên làm trụ cột trong gia đình, phải là chỗ dựa cho chồng cho con. Chẳng thế mà chị Dậu đã phải liên tục thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải làm mọi thứ để bảo vệ chồng và con chị.
Ngòi bút hiện thực sinh động của Ngô Tất Tố trong đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" không chỉ vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến đương thời mà còn làm nổi bật lên hình ảnh những người nông dân như chị Dậu, một người phụ nữ vừa có vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn lại vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Mẫu 2
Ngô Tất Tố, tác giả của Tắt đèn, là nhà văn đặc sắc, tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm nổi tiếng này gắn liền với hình ảnh chị Dậu, một người nông dân chất phác, giàu lòng yêu thương, và dũng cảm chống lại cường hào.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thể hiện cảnh thu thuế đau lòng, là lời phê phán chính kiến về chế độ thực dân phong kiến độc ác và bất công. Chị Dậu trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam trong tình huống khốn khó.
Nổi bật nhất trong nhân cách của chị Dậu, có lẽ chính là tinh thần phản kháng hết sức mạnh mẽ. Nhan đề có tên là “Tức nước vỡ bờ”, có nghĩa là, khi người nông dân bị đẩy vào hoàn cảnh éo le đến cùng cực, tự khắc họ sẽ phải trỗi dậy để chống lại áp bức ấy. Chị Dậu cũng vậy. Khi anh Dậu còn đang bệnh tật ốm yếu, bọn nhà Lý trưởng cùng tên cai lệ đã xông vào đòi chị nộp sưu, nếu không thì trói anh Dậu bắt đi.
Mặc dù chị đã hạ mình xuống để van xin khẩn thiết, chúng vẫn một mực không nghe, thậm chí còn xô ngã và đánh chị. Đây chính là lúc tức nước mà vỡ bờ! Sự phản kháng thể hiện ngay trong cách xưng hô. Lúc đầu, chị gọi bọn cai lệ là “ông”, xưng là “cháu”, còn thể hiện một sự nhún nhường, với thái độ van xin lễ phép. Nhưng lũ “đầu trâu mặt ngựa” ấy vẫn nhất quyết trói anh Dậu và thậm chị còn “bịch luôn vào ngực chị Dậu”.
Ngay sau lời đó, thái độ xưng hô đã chuyển thành “ông-tôi”, thể hiện sự ngang bằng, thách thức. Chị đã không còn đặt mình bên dưới tên cai lệ ấy nữa, tất cả trở về vị trí ngang nhau. Nhưng sau cái tát của tên cai lệ, chị đã gọi hắn là “mày” và xưng “bà”. Chị đã đặt mình lên trên cả bọn cường hào ấy, thể hiện một thái độ thách thức, không ngần ngại đấu tranh với hắn. Ngay từ cách xưng hô, ta đã thấy một thái độ phản kháng mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ này. Rõ ràng, đó không còn là khuất phục, mà chính là đứng lên để chiến đấu, để bảo vệ chính mình. Đây chính là điểm sáng trong cái nhìn của Ngô Tất Tố, khi ông nhìn được ở người nông dân sức mạnh tiềm tàng như thế. Đây chính là con đường để người nông dân tự giải thoát cho mình, dẫn họ đến tương lai. Ánh sáng của cách mạng chưa thể đến được nơi đây, nhưng nó đã nhen nhóm lên ngọn lửa để chờ ngày bùng phát.
Ở “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu hiện lên trở thành tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì bấy giờ, có áp bức và có đấu tranh. Ở đây, ta thấy được cái nhìn đầy nhân đạo của Ngô Tất Tố dành cho người nông dân, khi đồng cảm cho thân phận, nỗi khổ của họ, đồng thời cũng trân trọng vẻ đẹp tiềm tàng của những con người chân lấm tay bùn ấy. Có phải, những điều ấy làm nên sức sống muôn đời cho tác phẩm?
Dù hôm nay hay mai sau, “Tắt đèn”, “Tức nước vỡ bờ” và chị Dậu sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt, như ánh sáng của sức mạnh chị tạo ra trong chính cuộc đời của mình!
Mẫu 3
Đoạn trích tức nước vỡ bờ là những áng văn xuôi hiện rõ nhất hiện thực của xã hội phong kiến với những đời sống của những người nông dân cực khổ. Một trong số đó là chị Dậu là người đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh sống trong xã hội thối nát và bất nhân đã đẩy cho người nông dân vào bước đường cùng, khiến cho họ phải liều mình chống lại để giành giật sự sống cho mình
Chị Dậu sống trong một gia đình nhất nhì trong hạng cùng đinh, dù đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ, chó con mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy để lo đóng đủ tiền sưu thuế cho chồng và cả người chú đã mất lâu năm, tiền sưu thuế cho người sống đã nặng rồi giờ còn gánh cho cả người chết. Trong những ngày sưu thuế không khí ở thôn quê nghèo càng trở nên ngột ngạt, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu đã đến bước đường cùng, không thể nào xoay xở nổi, anh Dậu thì đang bị ốm cũng bị lôi ra đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Nhưng dù cho hoàn cảnh nào thì anh chị vẫn luôn cánh bên nhau, chị Dậu rất mực yêu thương chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cho anh rồi quạt cho cháo nguội, rồi lại giục chồng ăn. Chị Dậu chỉ lo cho chồng còn bản thân thì chẳng màng, trong hoàn cảnh ấy bản thân chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác trách nhiệm lo toan cho gia đình. Chẳng thế mà chị Dậu thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải bảo vệ chồng và con chị.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" dù chỉ là một đoạn trích nhưng nó là một màn bi hài kịch với những xung đột đầy căng thẳng. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách chị Dậu là một người hiền dịu đầy tình yêu thương và biết sống khiêm nhường nhưng hoàn cảnh đã đẩy chị lên trở thành một sức mạnh phản ứng tiềm tàng. Đó chính là hình tượng chân thực và đặc sắc nhất về người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Trình bày suy nghĩ về số phận của người nông dân trong tác phẩm Tắt đèn lớp 8 timdapan.com"