Trả lời hoạt động mục III trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

Phân biệt huyền phù với dung dịch Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứ hai. Khuấy đều hai cốc. Để yên 2-3 phút. Quan sát và trả lời câu hỏi: 1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù? 2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?


Đề bài

Hoạt động: Phân biệt huyền phù với dung dịch

Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây

Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứ hai. Khuấy đều hai cốc. Để yên 2-3 phút.


Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?

2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?


Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất của các chất hòa tan vào nhau

- Huyền phù: hỗn hợp không đồng nhất, chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

Lời giải chi tiết

1. Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục. Do đó cố nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.

2. Sau 30 phút ta thấy:

- Cốc nước đường không hiện tượng

- Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc, một vài hạt vẫn lơ lửng trong dung dịch.



Bài giải tiếp theo
Trả lời hoạt động mục IV trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục IV trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời em có thể trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức