Trả lời câu hỏi mục III trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có gọi là huyền phù không? 2. Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.


1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có gọi là huyền phù không?
2. Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Câu 1

1: Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có gọi là huyền phù không?

Phương pháp giải:

Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

Lời giải chi tiết:

Theo định nghĩa về huyền phù, là gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.

=> Khi hòa tan muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết sẽ bị lắng xuống đáy chứ không lơ lửng trong lòng chất lỏng nên không phải là huyền phù.



Câu 2

2: Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.


Phương pháp giải:

- Huyền phù: gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

- Nhũ tương: gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong 1 chất lỏng khác

Lời giải chi tiết:

- Huyền phù: phù sa trong nước, bùn trong nước

- Nhũ tương: Hỗn hợp lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng, hỗn hợp dầu và nước, …..





Bài giải tiếp theo
Trả lời câu hỏi mục IV trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục II trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục III trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục IV trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục IV trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời em có thể trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức