Trả lời câu hỏi mục II trang 32 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538OC, 232OC, -39OC. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường 2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao 3. Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b)


1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538 độ C, 232 độ C, -39 độC. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường

2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao

3. Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b)


Câu 1

Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538 độ C, 232 độ C, -39 độ C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường


Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ thường rơi vào khoảng 25 độ C

=> Do -39 độ C < 25 độ C => Thủy ngân tồn tại ở thể lỏng 

Sắt, thiếc đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng

=> Sắt, thiếc tồn tại ở thể rắn.



Câu 2

Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao


Lời giải chi tiết:

Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng, cục nước đá sẽ bị tan chảy. Do nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0 độ C < nhiệt độ phòng



Câu 3

Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b)

Lời giải chi tiết:

Đã xuất hiện sự đông đặc của nước khi thời tiết chuyển từ hè sang đông.

Mùa hè nước ở thể lỏng, mùa đông nước ở thể rắn.



Bài giải tiếp theo
Trả lời câu hỏi mục I trang 31 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục I trang 30 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục II trang 33 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục II trang 34 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục II trang 35 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời em có thể trang 35 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức