Các thể của chất và sự chuyển thể KHTN 6 Kết nối tri thức
Lý thuyết Các thể của chất và sự chuyển thể KHTN 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng, thể khí
- Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đất cũng thường ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
Ví dụ:
+ Đất đá, cơ thể động vật có xương ở thể rắn
+ Xăng, dầu ở thể lỏng
+ Không khí, hơi xăng ở thể khí
- Tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí
+ Thể rắn: Có hình dạng cố định, không chảy được, rất khó nén
+ Thể lỏng: Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt,khó nén
+ Thể khí: Có hình dạng của vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, dễ bị nén.
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hoặc ngược lại.
- Sự nóng chảy: quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng.
VD: Khi bỏ viên đá ra khỏi tủ lạnh, viên đá tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => Sự nóng chảy
+ Quá trình nóng chảy xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy
- Sự đông đặc: quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
VD: Khi cho cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước trong cốc chuyển thành đá, nước đã từ thể lỏng sang thể rắn => Sự đông đặc
+ Quá trình đông đặc xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ.
- Sự ngưng tụ: quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
VD: Hơi nước bay lên, gặp lạnh ngưng tụ thành mây (gồm các hạt nước nhỏ li ti)
- Sự hóa hơi: quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (xảy ra trên bề mặt chất lỏng)
- Sự sôi: quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng)
- Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi
Sơ đồ tư duy: Các thể của chất và sự chuyển thể
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Các thể của chất và sự chuyển thể KHTN 6 Kết nối tri thức timdapan.com"