Trả lời câu hỏi mục 1 trang 131 SGK KHTN 6 Cánh Diều

Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực.


CH1

Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực.

Phương pháp giải:

Quan sát hình.

Lời giải chi tiết:

Đa dạng sinh học ở các khu vực khác nhau sẽ có sự khác nhau lớn.

- Hoang mạc rất ít sinh vật, thường chỉ gồm cọ, dừa, cỏ,… mọc rải rác, độ đa dạng loài thấp. và số lượng, mật độ xuất hiện thấp.

- Rừng nhiệt đới rậm rạp, các loài phong phú, mọc chen chúc nhau cùng hệ động vật phong phú, đa dạng loài cao.

- Đại dương nhiều loài cá, rêu, san hô, ít thực vật hơn rừng trên cạn, tuy nhiên đa dạng động vật dưới nước rất cao.

- Bắc cực độ đa dạng thấp, không có cây cỏ phát triển, chỉ có gấu trắng Bắc cực với số lượng ít xuất hiện.


CH2

Giải thích tại sao có khu vực đa dạng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp.

Phương pháp giải:

Dựa vào điều kiện cho các sinh vật phát triển.

Lời giải chi tiết:

Đa dạng sinh học giữa các khu vực có sự khác nhau là do điều kiện môi trường ở các khu vực quyết định đến sự phát triển của các loài. Đó là yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, khí hậu, thổ nhưỡng, …

Các vùng đất đai giàu dinh dưỡng, nhiệt độ cao, độ ẩm cao thì hệ thực vật phát triển dẫn đến đa dạng động vật cao.

Các vùng đất đai cằn cỗi, khô hạn, thiếu nước, nắng nóng quanh năm hay băng giá quanh năm thi hệ thực vật không phát triển dẫn đến động vật cũng kém đa dạng.

Bài giải tiếp theo
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 132 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 132 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Trả lời luyện tập mục 3 trang 133 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Trả lời vận dụng mục 3 trang 133 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Trả lời tìm hiểu thêm mục 3 trang 133 SGK KHTN 6 Cánh Diều