Trả lời câu hỏi mở đầu trang 87 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dưới đây là một đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa xưa?


Đề bài

Dưới đây là một đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa xưa?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào thông tin trong bài

Lời giải chi tiết

Sơ lược về Đài thờ Trà Kiệu:

Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng chất liệu đá sa thạch, có kích thước: cao 128cm, dài 190cm, rộng 190 cm, có niên đại thế kỷ VII-VIII. 

- Kết cấu đài thờ gồm 3 phần:

+ Phần thứ nhất là bệ hình vuông có chạm khắc chi tiết trên 4 mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ chiếc Lin-ga phía trên.

+ Phần thứ 2 là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, mặt dưới chạm cánh sen.

+ Phần thứ ba là chiếc lin-ga đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.

Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo: 

+ Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.

Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần…

=> Theo các nhà nghiên cứu, 4 cảnh chạm khắc quanh đài thờ mô phỏng theo những trích đoạn trong sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ.

 Nhận xét:

- Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay)

- Đài thờ Trà Kiệu cho thấy:

+ Nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa đã đạt đến trình độ điêu luyện, rất tinh xảo; thể hiện một phong cách nghệ thuật Chăm-pa rất đặc sắc.

+ Là một trong những thành tựu tiêu biểu phản ánh sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (thể hiện qua: ngẫu tượng Linga – Yoni; sử thi Ra-ma-y-a-na…).

Bài giải tiếp theo
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 88 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 89 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 90 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giải bài 1 phần Luyện tập - vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giải bài 3 phần Luyện tập - vận dụng trang 90 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Lý thuyết vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


Từ khóa