Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ý nghĩa văn chương

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ý nghĩa văn chương hay nhất


MB 1

      Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Những đánh giá, bình luận của ông về văn học có giá trị lớn lao. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoài Thanh là "Thi nhân Việt Nam" được in năm 1942. Tác phẩm "Ý nghĩa văn chương" đã cho người đọc thấy được nguồn gốc, tác dụng và ý nghĩa của văn chương đối với đời sống con người.


MB 2

      Nói về văn chương đã có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, định nghĩa, xác định công dụng chức năng của nó đối với đời sống của con người chúng ta. Một trong những bài nghiên cứu ấy phải nói đến Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh. Trong bài viết, những luận điểm rõ ràng về nguồn gốc cũng như chức năng của văn chương sẽ khiến cho chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa của nó.


MB 3

      Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với bài viết Ý nghĩa văn chương, ông thẻ hiện quan niệm của mình về nguồn gốc, vai trò và nhiệm vụ của văn chương đối với tâm hồn con người và đời sống. Từ đó, ông xác định vị trí và nhiệm vụ của người nghệ sĩ sáng tác đối với cuộc sống văn chương của con người và đời sống này.


MB 4

       Hoài Thanh (1909-1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một nhà phê bình văn học nổi tiêng trước Cách mạng tháng Tám. Viết báo từ năm 1930 trên các tờ Phổ thông, Dãn chúng,... Năm 1942, ông cho in cuốn Thi nhân Việt Nam, một tập tuyển các tác giả trong phong trào “Thơ mới” thời bấy giờ. Trong hợp tuyển ấy, Hoài Thanh có một bài giời thiệu tổng quát. Trong tác phẩm đó tác giả đã có những nhận xét tinh tế có giá trị phát hiện về phong cách của nhà thư, kèm thêm vài bài thơ tiêu biểu. Cho tới nay, Thi nhân Việt Nam vẫn có giá trị trong giđi phê bình văn học, và những người quan tâm đến thơ ca. Bài Ý nghĩa văn chương (trích trong cuốn ỉìình luận văn chương) bàn về nguồn gốc và chức năng của thơ và truyện,... trong đời sống của xã hội con người.


MB 5

      Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru những bài ca dao – dân ca. Lớn lên, chúng ta được đọc, được học những bài thơ, những truyện ngắn và một vài cuốn tiểu thuyết,… cổ tích, ca dao, những bài thơ, các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì? Đọc văn thơ, học văn thơ, chúng ta thu lượm được những gì? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy đọc bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học có uy tín lớn.

Nguồn: Sưu tầm




Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến