Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" hay nhất


MB 1

     Trong dòng văn học yêu nước đầu thế kỷ XX bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một tác phẩm để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Với cảm xúc trữ tình cách mạng, mang âm hưởng lãng mạn hào hùng, bài thơ đã để lại cho đời sau một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của con người cách mạng lúc sa cơ lỡ bước lâm vào hoàn cảnh tù ngục hiểm nghèo.


MB 2

     Trong cuốn Văn thơ Phan Bội Châu, giáo sư Đặng Thai Mai có nhận xét: "Phan Bội Châu là một người can đảm, vui vẻ trong những giờ phút nguy hiểm và hoạn nạn". Đúng vậy, những ngày bị cầm tù ở Quảng Đông, đối diện với cái chết, Phan vẫn ung dung, lạc quan. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ta sẽ bắt gặp được cái tư thế tuyệt đẹp của nhà chí sĩ cách mạng.


MB 3

     Với cảm hứng hào hùng, đậm chất anh hùng ca, bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu đã để lại trong long người đọc nhiều dư âm. Hình tượng người tù hiên ngang, bất khuất, đầy chí khí giữa ngục tù tăm tối được tạc lên thật sinh động, đáng ngưỡng mộ.


MB 4

     Nhà ngục - đó là nơi chôn vùi ý chí chiến đấu của con người, là bóng đen mờ mịt với những mưu đồ, cạm bẫy trỗi dậy, rình rập sự sống. Vậy mà đối với Phan Bội Châu, đó chỉ là nơi thử lửa, là một "nhà trọ" cho những bước chân bôn tẩu cách mạng tạm dừng. Không phải ngẫu nhiên mà đầu đề của bài thơ là Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. Ra đời giữa chốn lao tù, nơi hiện hình của những bóng ma tội ác ghê tởm, con người dễ dàng bị nuốt chửng vào vòng quay của nó bởi sự bất lực và nỗi sợ hãi tầm thường. Bài thơ bằng chữ Hán vẫn không hề làm vơi đi tinh thần, khí khái làm người "xoay chuyển càn khôn".


MB 5

     Nền văn học dân tộc ta có biết bao bài thơ mang đậm ý chí kiên cường, bất khuất của các vị anh hùng lịch sử. trong đó tiêu biểu có bài “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Nói về ý chí kiên cường. phong thái ung dung và hào hùng vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt để an ủi giữ vững lí tưởng, niềm tin khát vọng cứu nước của tác giả.

Nguồn: Sưu tầm




Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến