Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Rằm tháng giêng

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Rằm tháng giêng


MB 1

    Rằm tháng giêng nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số Bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Rằm tháng giêng được ra đời trong hoàn cảnh đó như một đóa hoa xuân rực rỡ ngọt ngào.


MB 2

      Rằm tháng giêng là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ Rằm tháng giêng của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.


MB 3

     Bài thơ Rằm tháng giêng là một bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, khi tác giả còn đang đóng quân tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc 1947 của Đảng và nhân dân ta. Tác giả xúc động viết bài thơ này để bày tỏ niềm vui của mình trước mùa xuân mới của quê hương đất nước.


MB 4

     Rằm tháng giêng là bài thơ nổi tiếng của Bác, được viết vào đúng rằm tháng giêng năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã cho thấy sự tinh tế của Bác trong cách cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, và tâm hồn thi sĩ hòa quyện với tâm hồn của người chiến sĩ.


MB 5

     Có lẽ trăng là đối tượng muôn đời của thi sĩ. Ánh sáng lung linh, huyền diệu thanh thoát và dịu hiền của trăng rất dễ gợi cảm hứng cho thi nhân. Trăng đã từng bàng bạc tỏa sáng những trang thơ trong đôi mắt "biếc rờn" dạt dào say đắm của thi sĩ. Là một nhà thơ yêu thiến nhiên tha thiết, Bác cũng không nằm ngoài qui luật cảm hứng chung ấy của nhân loại. Bác yêu trăng, nâng niu thứ ánh sáng thanh khiết của trăng nên mỗi khi thưởng trăng, Bác thường gửi gắm vào người, bạn tri âm ấy những cảm xúc dạt dào và say đắm của tâm hồn. Hoài Thanh đã từng nhận xét: "Thiên nhiên trong thơ Bác thường chan chứa một niềm vui lớn". Bài thơ viết về trăng nổi tiếng của Bác – bài Rằm tháng giêng cũng "chan chứa niềm vui lớn" mà Bác trân trọng gửi gắm với tất cả thương yêu.

Nguồn: Sưu tầm




Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến