Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Mùa xuân của tôi

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Mùa xuân của tôi


MB 1

     Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Bằng.


MB 2

      Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua "Mùa xuân của tôi".


MB 3

      Mùa xuân là mùa đoàn tụ là mùa mọi người được đoàn viên với gia đình, là khi con người chúng ta dành cho nhau những tình cảm ấm áp. Từng đàn én bay liệng và hình ảnh những đóa đào đóa mai hiện ra là những dấu hiệu đầu tiên cảu mùa xuân. Những hạt mưa phùn của mùa xuân cũng trở nên khác ngày thương, không qua to không quá bé, nó như để làm dịu đi không khí và tăng thêm cái se se của thời tiết ngày xuân. Những cành lộc non phơi phới trải mình ra đón cái tươi mới, cái tinh tinh túy của trời đất, vươn ra đâm chồi nảy lộc.


MB 4

      Mùa xuân mang tới cho lòng người những ấm áp cùng những tình cảm của con người với nhau. Nhắc tới mùa xuân chúng ta sẽ hình dung ra ngày hình ảnh của những cánh én xuân về cùng những đóa mai vàng, đào phai. Có những khi, những trận mưa xuân cũng mang những sắc thái riêng của nó mà không phải mùa nào cũng có. Mưa xuân phơi phới, nhảy nhót trên những cành lộc non làm cho chúng được hấp thụ những tinh hoa của đất trời, giúp chúng tỉnh giấc sau giấc ngủ đông dài và làm cho chúng như tỉnh giấc, đâm chồi nảy lộc và bắt đầu một thời kì mới.


MB 5

     Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Nguồn: Sưu tầm




Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến