Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chiếu cầu hiền

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chiếu cầu hiền hay nhất


MB1

       Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), hiệu là Hi Doãn, quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê - Trịnh; sau đi theo Tây Sơn và có nhiều đóng góp nên được Quang Trung trọng dụng. Tác phẩm Chiếu Cầu Hiền được viết theo yêu cầu của Vua Quang Trung, nhằm cổ vũ động viên tinh thần cho các chiến sĩ cũng như kêu gọi người tài giúp dân cứu nước.


MB2

       Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu là Hi Doãn, quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê – Trịnh; sau đi theo Tây Sơn và có nhiều đóng góp nên được Quang Trung trọng dụng. Nhiều văn kiện giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn đều do ông biên soạn. Vâng lệnh vua Quang Trung, ông đã viết bài Chiếu cầu hiền. Đây là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tầng lớp trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước; đồng thời phản ánh tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân, vì nước của Quang Trung Nguyễn Huệ.


MB3

       Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746, là người Thanh Trì, Hà Nội. Sinh thời, ông từng làm Đông đốc trấn Kinh Bắc dưới thời chúa Trịnh, sau khi  nhà nhà Lê- Trịnh bị suy vong, ông tiếp tục ra làm quan và có nhiều công lao lớn với triều đại Tây Sơn. Được Nguyễn Huệ giao phó nhiều trọng trách lớn. Những văn kiện có tính quan trọng đều do một tay Ngô Thì Nhậm soạn thảo, một trong số đó có thể nhắc đến "Chiếu cầu hiền".


MB4

       Cầu hiền vốn là chủ trương, chiến lược của nhiều quốc gia phương Đông cổ đại trong đó có Việt Nam, bởi đây là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để kêu gọi hiền tài về phụng sự cho đất nước. Chiếu cầu hiền ra đời khoảng những năm 1788-1789, khi đất nước vừa trải qua một thời kỳ loạn lạc, các nhà trí thức của triều đại cũ mang tâm lý bi quan, chán nản, bất hợp tác, tư tưởng trung quân mù quáng, không hiểu rõ triều đại mới, nên họ chọn cách trốn tránh, ở ẩn. Trong khi đất nước lại đang có nhiều khó khăn, vương triều mới thành lập căn cơ còn chưa vững, rất cần người tài giúp nước, nhận biết được tình hình đó Nguyễn Huệ đã chủ trương ra chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà vốn là trí thức của triều đại cũ (Lê-Trịnh) ra giúp nước, đồng thời bình ổn chính trị, tránh những cuộc phản loạn đến từ tàn dư của triều đại cũ. Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm cận thần đắc lực của vua Quang Trung chắp bút thay.


MB5

       Sau khi đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi và dẹp yên loạn lạc trong nước – người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế. Lúc này sĩ phu Bắc Hà nhiều người không phục vào nguồn gốc nông dân của vua nên đã trốn tránh việc đời. Trước tình thế khó khăn của đất nước và ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu Cầu Hiền nhằm thu phục người tài ra giúp dân giúp nước. Bài chiều thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung, đặc biệt cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến