Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du

Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

2. Sự nghiệp sáng tác:

- Sự nghiệp sáng tác được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm.

- Tinh thần nhân đạo sâu sắc.

- Các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Du:

Tham khảo thêm tại đây


II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Vị trí đoạn trích

- Nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. 

- Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Sau đoạn này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa và phải chấp nhận làm gái lầu xanh. Đoạn trích nằm giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lại của nàng Kiều.

b. Bố cục

- Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều.

- Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

- Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích

- Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Cảnh đẹp, thơ mộng thoáng đãng nhưng mênh mông, lặng lẽ và heo hút.

- Kiều rất chán nản, buồn tủi và cô đơn.

b. Nỗi nhớ người thân của Kiều

- Kiều nhớ Kim trọng da diết, khôn nguôi, Kiều là một người rất chung thủy và có tình yêu sâu sắc.

- Đồng thời Kiều là một người con hiếu thảo, lo lắng về cha mẹ.

c. Tâm trạng buồn lo của kiều

- Kiều nhớ về quê hương, nhớ về gia đình

- Kiều buồn cho thân phận mình, số kiếp trôi nổi

- Kiều cảm thấy cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không đáng sống

- Kiều có một nỗi lo sợ hãi hùng, bang hoàng

- Nỗi buồn của Kiều tầng tầng lớp lớp không thể tả được

d. Giá trị nội dung 

Cảm nhận được tâm trậng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

e. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

Sơ đồ tư duy về đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":

Bài giải tiếp theo
Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du
Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu
Tác giả Chính Hữu
Đồng chí - Chính Hữu
Tác giả Phạm Tiến Duật
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
Tác giả Bằng Việt

Video liên quan