Tác giả Phạm Đình Hổ

Tìm hiểu tác giả Phạm Đình Hổ gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.


1. Tiểu sử

- Phạm Đình Hổ (1768-1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

- Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư.

- Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan.

- Ông đã mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra.

- Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trí thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí,...tất cả đều bằng chữ Hán.

2. Sự nghiệp văn học

- Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường.

- Nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực như luận lý, lịch sử, địa dư, trước thuật... tất cả đều bằng chữ Hán, nay còn lưu đến 22 trứ tác, đáng kể gồm: An Nam chí, Ô châu lục, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục,...

Sơ đồ tư duy về tác giả Phạm Đình Hổ: