Toán lớp 4 trang 50 - Bài 53: Khái niệm phân số - SGK Kết nối tri thức
Viết phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình sau. Chọn phân số phù hợp với cách đọc phân số đó
Câu 1
Viết phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình sau.
Phương pháp giải:
Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số chỉ số phần đã tô màu và mẫu số chỉ số phần bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
${\text{a)}}\,\frac{3}{4}$
${\text{b)}}\,\frac{2}{5}$
${\text{c)}}\,\frac{4}{6}$
${\text{d)}}\,\frac{3}{8}$
Câu 2
Số?
Phương pháp giải:
Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Chọn phân số phù hợp với cách đọc của phân số đó.
Phương pháp giải:
Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số.
Lời giải chi tiết:
Câu 1
Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình sau (theo mẫu).
Phương pháp giải:
- Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số chỉ số phần đã tô màu và mẫu số chỉ số phần bằng nhau.
- Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{1}{5}$ đọc là một phần năm
${\text{b)}}\frac{5}{9}$ đọc là năm phần chín
${\text{c)}}\,\frac{6}{9}$ đọc là sáu phần chín
${\text{d)}}\frac{4}{7}$ đọc là bốn phần bảy
${\text{e)}}\frac{4}{8}$ đọc là bốn phần tám
Câu 2
Viết phân số.
a) Bảy phần mười chín.
b) Chín phần mười.
c) Mười bảy phần hai mươi ba.
d) Hai mươi lăm phần năm mươi tám.
Phương pháp giải:
Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
Lời giải chi tiết:
${\text{a)}}\frac{7}{{19}}$
${\text{b)}}\frac{9}{{10}}$
${\text{c)}}\frac{{17}}{{23}}$
${\text{d)}}\frac{{25}}{{58}}$
Câu 3
Đã tô màu $\frac{3}{4}$ số bông của những hình nào dưới đây:
Phương pháp giải:
Phân số chỉ số bông hoa được tô màu có tử số là số bông hoa được tô màu, mẫu số là tổng số bông hoa
Lời giải chi tiết:
Hình A: Có 4 bông hoa và 3 bông hoa được tô màu. Vậy đã tô màu $\frac{3}{4}$ số bông hoa của hình A.
Hình B: Các bông hoa được xếp thành 4 nhóm như nhau, có 1 nhóm được tô màu. Vậy đã tô màu $\frac{1}{4}$ số bông hoa của hình B.
Hình C: Các bông hoa được xếp thành 4 nhóm như nhau, có 3 nhóm được tô màu. Vậy đã tô màu $\frac{3}{4}$ số bông hoa của hình C.
Vậy đã tô màu $\frac{3}{4}$ số bông của hình A và C.
Câu 4
Chọn câu trả lời đúng:
a) Phân số chỉ phần bức tường Mai chưa sơn màu là:
\({\text{A}}.\;\frac{3}{7}\;\)
\({\text{B}}.\;\frac{3}{{10}}\)
\({\text{C}}.\;\frac{7}{3}\)
\({\text{D}}.\;\frac{{10}}{3}\)
b) Phân số chỉ phần bức tường Mai đã sơn màu là:
\({\text{A}}.\;\frac{7}{3}\)
\({\text{B}}.\;\frac{3}{7}\)
\({\text{C}}.\;\frac{7}{{10}}\)
\({\text{D}}.\;\frac{{10}}{7}\)
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ rồi chọn đáp án thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy: Bức tường được chia thành 10 phần bằng nhau, có 7 phần đã sơn màu và 3 phần chưa sơn màu.
a) Phân số chỉ phần bức tường Mai chưa sơn màu là $\frac{3}{{10}}$
Chọn B
b) Phân số chỉ phần bức tường Mai đã sơn màu là: $\frac{7}{{10}}$
Chọn C
Lý thuyết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Toán lớp 4 trang 50 - Bài 53: Khái niệm phân số - SGK Kết nối tri thức timdapan.com"