Toán lớp 4 trang 116 - Bài 73: Ôn tập chung - SGK Kết nối tri thức

Sắp xếp các số 3 142; 2 413; 2 431; 3 421: a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. Trong ba ngày, mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải lần lượt là: 45m, 38m, 52m.


Câu 1

Viết số và đọc số (theo mẫu)

Phương pháp giải:

Dựa vào các đọc số (hoặc viết số) có tới ba chữ số theo từng lớp, lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị.

Lời giải chi tiết:


Câu 2

Đặt tính rồi tính.

Phương pháp giải:

- Đặt tính

- Tính: Phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái

            Phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Sắp xếp các số 3 142; 2 413; 2 431; 3 421:

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.

Phương pháp giải:

So sánh các số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Lời giải chi tiết:

Ta có 2 413 < 2 431 < 3 142 < 3 421

a) Các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 2 413; 2 431; 3 142; 3 421.

b) Các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé: 3 421; 3 142; 2 431; 2 413.


Câu 4

Trong ba ngày, mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải lần lượt là: 45 m, 38 m, 52 m. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?

Phương pháp giải:

- Tìm tổng số mét vải của hàng bán trong 3 ngày

- Số mét vải trung bình mỗi ngày bán được = tổng số mét vải của hàng bán trong 3 ngày : 3

Lời giải chi tiết:

Số mét vải bán được trong 3 ngày là:

45 + 38 + 52 = 135 (m)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

135 : 3 = 45 (m)

Đáp số: 45 m vải


Câu 5

Tóm tắt:

Mảnh đất hình chữ nhật

Chiều rộng: 15 m

Chiều dài: gấp 2 lần chiều rộng

Chu vi: ? m

Diện tích: ? m2

Bài giải

Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:

15 x 2 = 30 (m)

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

(30 + 15) x 2 = 90 (m)

Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:

30 x 15 = 450 (m2)

Đáp số: Chu vi: 90m; Diện tích: 450 m2


Câu 1

Chọn câu trả lời đúng?

Đã tô màu  $\frac{3}{5}$ hình nào?

Phương pháp giải:

Phân số chỉ số phần đã tô màu có tử số là số phần được tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy: Hình D có 5 phần bằng nhau, có 3 phần được tô màu.

Vậy đã tô màu $\frac{3}{5}$ hình D.

Chọn D


Câu 2

Rút gọn các phân số: $\frac{{15}}{{25}};\,\,\frac{{24}}{{28}};\,\,\frac{{18}}{{33}};\,\,\frac{{12}}{{36}}$

Phương pháp giải:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\frac{{15}}{{25}} = \frac{{15:5}}{{25:5}} = \frac{3}{5}\,\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{24}}{{28}} = \frac{{24:4}}{{28:4}} = \frac{6}{7}\)

\(\frac{{18}}{{33}} = \frac{{18:3}}{{33:3}} = \frac{6}{{11}}\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{12}}{{36}} = \frac{{12:12}}{{36:12}} = \frac{1}{3}\)


Câu 3

Tính.

Phương pháp giải:

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn thực hiện phép chia hai phân sốta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai

Lời giải chi tiết:

a) \(\frac{3}{5} + \frac{7}{{25}} = \frac{{15}}{{25}} + \frac{7}{{25}} = \frac{{22}}{{25}}\)

b) \(\frac{8}{{11}} - \frac{{19}}{{33}} = \frac{{24}}{{33}} - \frac{{19}}{{33}} = \frac{5}{{33}}\)

c) \(\frac{{16}}{{21}} \times \frac{3}{5} = \frac{{48}}{{105}} = \frac{{16}}{{35}}\)

d) \(\;\frac{{14}}{{41}}:\frac{7}{9} = \frac{{14}}{{41}} \times \frac{9}{7} = \frac{{7 \times 2 \times 9}}{{41 \times 7}} = \frac{{18}}{{41}}\)


Câu 4

Có 30 bạn tham gia đội văn nghệ của trường. Trong đó, số bạn nam hơn số bạn nữ là 4 bạn. Hỏi đội văn nghệ đó có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?

Phương pháp giải:

- Tìm số bé trước: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2

- Tìm số lớn trước: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

Bài giải

Cách 1:

Đội văn nghệ có số bạn nam là:

(30 + 4) : 2 = 17 (bạn)

Đội văn nghệ có số bạn nữ là:

17 – 4 = 13 (bạn)

Đáp số: nam: 17 bạn; nữ: 13 bạn

Cách 2:

Đội văn nghệ có số bạn nữ là:

(30 – 4) : 2 = 13 (bạn)

Đội văn nghệ có số bạn nam là:

13 + 4 = 17 (bạn)

Đáp số: nữ: 13 bạn; nam: 17 bạn


Câu 5

Một kho có 31 tấn 5 tạ muối. Người ta chuyển muối từ kho lên miền núi, đợt Một chuyển được $\frac{2}{5}$ số muối trong kho, đợt Hai chuyển được $\frac{3}{7}$ số muối trong kho. Hỏi cả hai đợt đã chuyển được bao nhiêu tạ muối?

Phương pháp giải:

- Đổi 31 tấn 5 tạ sang đơn vị tạ

- Số tạ muối đợt Một chuyển được = số muối trong kho x $\frac{2}{5}$

- Số tạ muối đợt Hai chuyển được = số muối trong kho x $\frac{3}{7}$

- Số tạ muối đã chuyển cả hai đợt = số tạ muối chuyểnđợt Một + số tạ muối chuyển đợt Hai.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Có: 31 tấn 5 tạ

Đợt Một :$\frac{2}{5}$ số muối

Đợt Hai :$\frac{3}{7}$ số muối

Cả hai đợt: ? tạ muối

Bài giải

Đổi: 31 tấn 5 tạ = 315 tạ

Số tạ muối đợt Một chuyển được là:
$315 \times \frac{2}{5} = 126$ (tạ)

Số tạ muối đợt Hai chuyển được là:

 $315 \times \frac{3}{7} = 135$ (tạ)

Cả 2 đợt chuyển được số tạ muối là:
126 + 135 = 261 (tạ)

Đáp số: 261 tạ muối


Câu 1

Đặt tính rồi tính.

Phương pháp giải:

- Đặt tính

- Tính: Phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái

            Phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải chi tiết:


Câu 2

Cho biểu đồ sau:

Dựa vào biểu đồ, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Mỗi đội có bao nhiêu người tham gia đồng diễn?

b) Trung bình mỗi đội có bao nhiêu người tham gia đồng diễn?

c) Đội đồng diễn nào có số người tham gia nhiều nhất, đội nào có số người tham gia ít nhất? Hai đội đó hơn kém nhau bao nhiêu người?

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu đồ để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Mỗi đội có số người tham gia đồng diễn là:

     Đội 1: 120 người

     Đội 2: 140 người

     Đội 3: 100 người

b) Trung bình mỗi đội có số người tham gia đồng diễn là: (120 + 140 + 100) : 3 = 120 (người)

c) Đội 2 có số người tham gia nhiều nhất, đội 3 có số người tham gia ít nhất.

Hai đội đó hơn kém nhau số người là 140 – 100 = 40 (người)


Câu 3

Chọn câu trả lời đúng.

Cùng đi một quãng đường, ô tô màu đỏ đi hết $\frac{1}{5}$ giờ, ô tô màu xanh đi hết 780 giây, ô tô màu đen đi hết  $\frac{1}{6}$ giờ, ô tô màu trắng đi hết 11 phút. Hỏi ô tô nào đi hết nhiều thời gian nhất?

A. Ô tô màu đỏ                                                          

B. Ô tô màu xanh

C. Ô tô màu đen                                                         

D. Ô tô màu trắng

Phương pháp giải:

Đổi về đơn vị phút, so sánh và kết luận chiếc ô tô đi hết nhiều thời gian nhất

Lời giải chi tiết:

Ô tô màu đỏ đi hết số giây là: $60 \times \frac{1}{5} = 12$ (phút)

Đổi: 780 giây = 13 phút

Ô tô màu đen đi hết số giây là: $60 \times \frac{1}{6} = 10$ (phút)

Ta có 10 < 11 < 12 < 13. Vậy ô tô màu xanh đi hết nhiều thời gian nhất.

Chọn B


Câu 4

Cho hình chữ nhật ABCD và hình thoi MNPQ (như hình bên). Hãy nêu các cặp cạnh vuông góc và các cặp cạnh song song trong mỗi hình đó.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi nêu các cặp cạnh vuông góc và các cặp cạnh song song trong mỗi hình chữ nhật ABCD và hình thoi MNPQ

Lời giải chi tiết:

- Hình chữ nhật ABCD:

- Các cặp cạnh vuông góc là: AD và AB; DA và DC; CD và CB; BA và BC.

- Các cặp cạnh song song là: AB và DC; AD và BC

- Hình thoi MNPQ:

Các cặp cạnh song song là: MN và QP; NP và MQ.


Câu 5

Trong thùng có 100 $\ell $ dầu, Người ta lấy $\frac{2}{5}$ số lít dầu trong thùng rót đều ra 8 cái can. Hỏi 3 can như vậy có bao nhiêu lít dầu?

Phương pháp giải:

- Số lít dầu ở 8 cái can = số lít dầu trong thùng x $\frac{2}{5}$

- Số lít dầu ở mỗi can = số lít dầu ở 8 cái can : 8

- Số lít dầu ở 3 can = số lít dầu ở mỗi can x 3

Lời giải chi tiết:

Số lít dầu ở 8 cái can là:

$100 \times \frac{2}{5} = 40$(lít)

Số lít dầu ở mỗi can là:

40 : 8 = 5 (lít)

Số lít dầu ở 3 can là:

5 x 3 = 15 (lít)

Đáp số: 15 lít dầu

Bài giải tiếp theo

Video liên quan