Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Tóm tắt lý thuyết: Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất


Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á hiện nay

I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Sau chiến tranh, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á. Tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội:

- Về kinh tế: Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.

- Về chính trị: đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản thực dân.

- Về xã hội: sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.

+ Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp.

+ Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng.

- Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cao trào cách mạng thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.

+ Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng rãi như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai…

+ Đồng thời, từ thập niên 20 giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành. Một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin.

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xi-a (1926-1927) và phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh. Riêng ở Việt Nam, từ tháng 2-1930 quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về chính đảng của giai cấp vô sản.

Bài giải tiếp theo
Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm
Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội ?
Nét mới trong phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) là gì ?
Nêu diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào ?
Nêu những nét chính của phong trào dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện

Video liên quan



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa