Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều, ...), máu có thể lưu thông dề dàng trong mạch nữa không?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 43 SGK Sinh học 8.


Đề bài

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều...), máu có thể lưu thông dề dàng trong mạch nữa không?

- Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?

Các chất

Tỉ lệ

Nước

90%

- Các chất dinh dưỡng: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin.

- Các chất cần thiết khác: hoocmôn, kháng thể,...

- Các muối khoáng.

- Các chất thải của tế bào: urê, axit uric...

10%

- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Khi cơ thể bị mất nhiều nước (khi bị tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi...) máu khó lưu thông trong mạch vì máu mất nước, đặc.

- Thành phần chủ yếu trong huyêt tương gợi ý về chức năng của nó: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi vì máu này có chứa nhiều oxi, máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều CO2.

Bài giải tiếp theo
Các tế bào cơ, não, ... của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
Bài 2 trang 44 SGK Sinh học 8
Bài 3 trang 44 SGK Sinh học 8