Tập tính của động vật (tiếp theo)

Các hình thức học tập của động vật chủ yếu là quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học ngầm và học khôn; các dạng tập tính phổ biến ở động vật


Các hình thức học tập của động vật chủ yếu là quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học ngầm và học khôn.

- Quen nhờnlà hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.

- In vết: là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.

- Điều kiện hóa:

+ Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ : thí nghiệm của Paplop

+ Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.

- Học ngầmlà kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.

- Học khôn: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.

Các dạng tập tính phổ biến ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội.

Một số ứng dụng về tập tính như dạy chim, thú biển diễn trong rạp xiếc, dạy chim ưng và chó đi săn, dạy chó bắt kẻ gian...

Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 132 SGK Sinh học 11
Đánh dấu × vào ô □ cho câu trả lời đúng của các câu hỏi dưới đây
Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm của, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.
Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,...)
Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người (không có ở động vật).
Bài 2 trang 132 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 132 SGK Sinh học 11
Bài 4 trang 132 SGK Sinh học 11

Video liên quan