Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm: Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) trang 24 SGK Văn 11
Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung.
Lời giải chi tiết
GỢI Ý LÀM BÀI
a) Phân tích đề
- Đề bài này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Yêu cầu về nội dung: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.
- Yêu cầu về hình thức: Phạm vi dần chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ. Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.
b) Lập dàn ý
Các ý cần trình bày là:
- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:
+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.
+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.
+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...
- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm: Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) trang 24 SGK Văn 11 timdapan.com"