Suy nghĩ của em về hiện tượng ô nhiễm môi trường biển lớp 6

1. Dàn ý chi tiết I. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề tài nghị luận: hiện tượng cá chết bất thường ở một số tỉnh miền Trung


Dàn ý chi tiết

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề tài nghị luận: hiện tượng cá chết bất thường ở một số tỉnh miền Trung

II. Thân bài:

* Giải thích vấn đề

- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

* Thực trạng

- Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.

* Dẫn chứng

- Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.

- Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

* Dẫn chứng

- 10 tấn rác thải "tấn công" vịnh Nha Trang mỗi ngày.

- Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 - 3, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

* Nguyên nhân

- Do ý thức kém của con người.

- Do hiện tượng cực đoan của xã hội.

- Sự quản lý của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lý.

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

- Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

* Giải pháp:

- Nâng cao ý thức con người.

- Tăng cường sự quản lý của nhà nước.

- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải. . . hiện nay.

III. Kết bài:

- Hiện tượng cá chết bất thường vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó thể giải quyết triệt để.

- Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô nhiễm biển cần sự tham gia của toàn thể xã hội, từ cá nhân tới các tổ chức.


Mẫu 1

Trái đất của chúng ta bao la biển cả và rừng núi bạt ngàn, tạo nên một nét đẹp vô cùng hùng vĩ của núi non và sông nước hài hoà. Biển là nơi tham quan và là nơi vui chơi, giải trí của mọi người từ trẻ con đến người già, người nội trợ đến những người đi làm. Nó là nơi con người tìm về để giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề vào các kỳ nghỉ. Biển cung cấp cho ta bao nhiêu tài nguyên, hải sản thơm ngon. Vậy mà giờ đây biển đang bị đe doạ, đang ngày một ô nhiễm, thế giới sẽ như thế nào nếu biển ô nhiễm nghiêm trọng. Phải làm gì để cứu lấy làn nước xanh trong lành ấy.

Việt Nam có vùng bờ biển đặc quyền kinh tế trên 1. 000. 000 km² và hơn 3. 000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kem dài trên 3. 260 km, vị trí địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nó đang bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô lớn do độc tố học và tảo biển. Có rất nhiều rác thải, vỏ lon nước ngọt túi nilon trần ngập quanh bờ biển. Màu nước biển không còn xanh mà càng ngày càng đục và bẩn, nếu chạm vào người rất là ngứa. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển bề mặt tầng biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng bảo vệ thực vật.

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ hải sản bất hợp lý, dân số tăng và nghèo khổ nên họ cũng tích cực khai thác vô tổ chức tài nguyên biển, vì dựa vào biển mà sống, đối mặt với sự khốc liệt, gắn liền với cuộc sống trên thuyền nên tư duy của họ rất đơn giản, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển là vấn đề quá xa vời. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp nên với họ cái làm ra đồng tiền mới là quan trọng nhất. Thể chế, chính sách của nhà nước còn bất cập, chủ yếu lượng rác trên biển là có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xử nước thải, chất thải rắn chưa qua xử lý ra các con sông đồng bằng ven biển hoặc là thẳng ra biển. Khi nuôi trồng thuỷ hải sản thải chủ yếu các loại thức ăn hóa học có hại cho biển. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm con kiệt nhanh nguồn lợi thuỷ sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Do se lượng du linh biển lớn đã khiến hàng ngày có hàng tấn chất thải đổ ra biển gây ông nhiễm nghiêm trọng. Một nguyên nhân nữa là tràn dầu, kinh tế đang phát triển hội hỏi một lượng dầu lớn, lợi ích kinh doanh dẫn đến khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu lớn bị ra rồi ra mới trường biển do hoạt động của các tàu hay do hiện tượng đắm tàu chở dầu, do các máy khoan thăm giò. Ô nhiễm môi trường biển còn do hoạt động của các cảng do hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải đang uy hiếp nghiêm trọng tới môi trường biển.

Ô nhiễm biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hai sản, du lịch biển. Môi trường biển bị ông nhiễm giảm đi sức hút với khách du lịch. Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn, cổ biển, vùng bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các mang dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm con cân điều hoà oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Các chất hóa học độc hại làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái, nó gây biến đổi gen, phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, gây chết cả quần thể. Các loài sinh vật bị đe dọa và bị chết do môi trường sống ông nhiễm quá nặng nề. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước, gây khó khăn trong việc phát triển cuộc sống dân cư vùng biển.

Để bảo vệ môi trường biển cần nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền giáo dục cho họ hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra. Hỗ trợ nguồn vốn, lo cho cuộc sống người dân vùng biển ổn định hơn. Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển, thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm. Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thuỷ hải sản. Xây dựng hệ thống hóa sinh xử lý nước thải trước khi đưa xuống biển. Đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển, chức trong công tác phòng ngừa, kết hợp với xử lý có hiệu quả cao ô nhiễm, cải thiện mới trường biển vùng ven biển. Nghiêm ngặt trong giao thông đường thuỷ, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển. Khai thác thuỷ hải sản hợp lý để bảo vệ những nguồn gen quy.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình chung tay bảo vệ biển. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ để cho biển không bị ô nhiễm. Vì một Việt Nam xanh- sạch- đẹp phát triển không ôm nhiễm, vì tương lai tốt đẹp của chính bạn hãy luôn bảo vệ biển.


Mẫu 2

Như chúng ta đã biết thì hiện nay tình trạng ô nhiễm đang diễn ra khắp nơi như ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm đó chính là ô nhiễm môi trường biển. Trong thời gian gần đây, báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác đã đưa tin rất nhiều về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng ven biển miền Trung làm cho cuộc sống của người dân nơi đây đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Sự việc này gây nên nhiều mối lo ngại về việc có nên sinh sống ở vùng đất này. Chưa có một bài báo nào nói về nguyên nhân chính thức gây ra sự việc trên tuy nhiên điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.

Biển là nơi rất giàu có và đa dạng về tài nguyên, chứa đựng đầy tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Không những thế, biển còn là nơi dễ dàng phát triển về du lịch và phát triển ngành chăn nuôi thủy hải sản.

Tuy biển đẹp là thế, có ích là thế nhưng biển cũng đang dần bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân mà tác nhân chủ yếu là lại do chính con người. Điều đầu tiên phải kể đến đó chính là do ý thức của người dân người.

Hàng ngày có hàng tấn rác thải chưa được xử lý đổ ra biển, người dân sống ven biển cũng lấy bờ biển làm nơi đổ rác. Hành động thiếu ý thức của người dân đã góp phần làm môi trường biển bị ô nhiễm hơn.

Ngoài ra, các nhà máy, xí nghiệp cũng xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở đây.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở một số cảng hàng hải do tàu thuyền ra vào nhiều, nạo vét luồng lạch, đổ rác thải,…, một số cảng biển còn có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép như cảng Vũng Tàu vượt đến 3,1 lần. Nhiều người dân còn đánh bắt cá bằng cách sử dụng bom mìn gây ra rất nhiều chất hóa học có hại.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng biển bị ô nhiễm là do những mặt trái của sự phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển và đồng thời nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, ngành du lịch biển cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên du lịch ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên biển bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên biển đồng thời cũng thải một lượng rác thải không hề nhỏ ra biển. Và một nguyên nhân nhỏ nữa đó chính là do tràn dầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế làm tăng lượng tiêu thụ dầu mỏ. Lợi ích kinh tế đi kèm với việc dầu bị khai thác quá mức làm cho một lượng dầu lớn bị rò rỉ ra biển gây ô nhiễm biển, các loài cá cũng từ đó mà chết do không có đủ oxy để sống gây thiệt hại rất lớn cho môi trường biển và những vùng nuôi trồng hải sản.

Nguyên nhân cuối cùng có lẽ là do các cơ quan quản lý còn lỏng lẻo và chưa thực sự thắt chặt việc kiểm soát vấn đề xử lý rác thải của các doanh nghiệp, xí nghiệp và các khu du lịch.

Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,… Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.

Để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng thì mỗi người cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như không xả rác bừa bãi ra biển hay tổ chức nhiều cuộc đi thực tế và thu dọn bãi biển,…

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường quản lý để giảm thiểu lượng rác thải có hại ra môi trường biển để giữ cho cảnh quan thiên nhiên không bị cướp dưới bàn tay tử thần và để cho những người dân sống bám vào biển bớt nhọc nhằn về miếng cơm manh áo.


Mẫu 1

Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1. 000. 000 km² và hơn 3. 000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo dài trên 3. 260 km. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Nhưng thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động “đỏ”.

Theo đánh giá của Bộ TN&MT, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế, chính sách còn bất cập…

Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển. Đơn cử trong quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng.

Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn mét khối nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn.

Qua nghiên cứu, điều tra của Viện Hải dương học Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là Vườn quốc gia Cát Bà với 5. 400 ha mặt nước, từ một hòn đảo trong lành, ngày nay môi trường ở đây đã bị biến thái kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản, bởi mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác đổ trực tiếp ra biển.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu rò rỉ do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5. 600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng.

Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km³ nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35. 160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm.

Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này.

Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần…

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1. 122km² rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thủy mạc” không còn tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo.

Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%).

“Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam” – Viện Hải Dương học Việt Nam cảnh báo.


Mẫu 2

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển.

Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dưới biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon.

Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38. 500 tấn/ngày). Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.

Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi. Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông. Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn sót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển. Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư. Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.

Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.