Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.


-So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

có nhiều ưu thế hơn và đang được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Hình 41.3.Cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng lớn nhất nước ta năm 2005 (%)

Tuy vậy, việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành vấn đề cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững.

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một khó khăn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất là việc đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Do đó, cần phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. Ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh Vĩnh Tế,…

-Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cá do cháy rừng. Là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác.

-Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người. Điều đó phải đòi hỏi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.

Đối với đời sống của nhân dân, cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hằng năm đem lại.



Từ khóa phổ biến