Soạn Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ siêu ngắn

Soạn bài Xin lập khoa luật siêu ngắn nhất trang 71 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu… quốc dân giết): Nêu trách nhiệm, vị trí của luật pháp đối với xã hội.

- Phần 2 (tiếp… chất phác): Mối quan hệ của luật pháp với Nho giáo.

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức.

Nội dung chính   

   Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm các lĩnh vực: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường.

- Tác giả giới thiệu, việc thực hành luật ở các nước phương Tây:

  + Rất công bằng, vua cũng phải tuân thủ.

  + Có Bộ Hình riêng chuyên giữ việc thực hiện đúng luật

  + Những người nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trước pháp luật, tác giả chủ trương:

- Vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái và công bằng.

- Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ.

=> Chủ trương như vậy nhằm giữ công bằng và nhân ái trong xã hội.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống không trọng luật pháp bởi:

- Chỉ nói suông trên giấy.

- Chỉ dựa vào sách vở mà sách vở thì có đúng có sai.

=> Hậu quả là khó khiến con người thân hành làm việc theo chuẩn mực.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Tác giả quan niệm, đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ:

- Luật là phương tiện để tiện cho việc cai trị.

- Luật tốt cho đạo đức: nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức, trái luật là tội, giữ đúng luật là đức.


Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng lập luận chặt chẽ. Bởi không chỉ có tác giả mà cả Khổng Tử (người có vai trò, ảnh hưởng lớn lao trong đạo Nho) cũng chỉ ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo: Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc.  

=> Tác giả đã sử dụng phép lập luận phản đề.