Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.


1

Trả lời Câu hỏi 1 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 133 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định bố cục và nội dung chính.

Lời giải chi tiết:

- Mở Bài: Đoạn 1: Giới thiệu di tích.

- Thân bài: 9 đoạn tiếp: Trình bày những thông tin về di tích.

- Kết bài: Còn lại: Đánh giá khái quát về di tích và đưa ra lời gọi tham quan.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 133 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra các cách trình bày thông tin trong bài viết và tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày ấy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để nhận xét về cách trình bày thông tin và tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Cách trình bày thông tin: sử dụng phương tiện ngôn ngữ kết hợp với phương tiện ngôn ngữ để trực quan hoá thông tin, giúp độc giả theo dõi dễ dàng và dễ tiếp cận. 


3

Trả lời Câu hỏi 3 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 133 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em có nhận xét gì về vai trò của phương tiện này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để nhận xét về loại phương tiện phi ngôn ngữ và nhận xét.

Lời giải chi tiết:

* Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu. 

* Vai trò: Bổ sung thông tin:

- Hình ảnh: minh họa trực quan cho các khái niệm, sự vật, giúp người đọc dễ hình dung và ghi nhớ.

- Số liệu: cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, tăng tính thuyết phục cho văn bản.

=> Hình ảnh và số liệu giúp người đọc hiểu rõ hơn về các khái niệm phức tạp hoặc trừu tượng.


4

Trả lời Câu hỏi 4 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 133 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố nào trong quần thể di tích? Từ đó, em rút ra lưu ý gì về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra lưu ý.

Lời giải chi tiết:

* Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố:

- Nhà bia

- Phần mộ

- Khu miếu thờ

* Lưu ý về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử: 

- Chọn lọc những thông tin quan trọng, tiêu biểu, thể hiện được giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Tránh đưa vào những thông tin lan man, không liên quan đến chủ đề.

- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Trình bày thông tin theo một trật tự logic, khoa học. 

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ để minh họa cho thông tin.


5

Trả lời Câu hỏi 5 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trang 133 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định yếu tố và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố miêu tả: Mỗi gian điện thờ nằm cách nhau một khoảng sân lộ thiên, được gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc miếu thờ thời nhà Nguyễn nhờ được chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo. Hai màu sắc chủ đạo của khu vực này là đỏ và vàng. 

- Yếu tố biểu cảm: Tất cả những yếu tố đó đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp cổ kính của khu miếu thờ. 

- Tác dụng:  Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho bài văn. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của khu miếu thờ. Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm góp phần làm nổi bật giá trị kiến trúc và văn hóa của khu miếu thờ, đồng thời khơi gợi cảm xúc, sự trân trọng và yêu mến của người đọc đối với di sản văn hóa này.


Hướng dẫn viết

Trả lời Câu hỏi Hướng dẫn quy trình viết trang 133 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Hưởng ứng tuần lễ văn hoá - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức, lớp em thực hiện một trang thông tin giới thiệu về những điểm đến của quê hương. Em hãy viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương.

Phương pháp giải:

Dựa vào phần kiến thức gợi mở để viết bài văn thuyết minh.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam ta tự hào khi sở hữu nhiều kỳ quan của tạo hóa, những di tích ghi dấu ấn tâm linh, cửa nhà Phật. Một trong những danh lam thắng cảnh trung hòa được cả vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp Phật giáo không thể không kể đến chùa Hương.

Chùa Hương là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, bao gồm nhiều ngôi đền, chùa, hang động đẹp, linh thiêng, nằm gần con sông Đáy, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Về thời gian hình thành, chùa Hương được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII thời vua Lê – chúa Trịnh khi chúa Trịnh Sâm còn tại vị. Tuy ngôi chùa này rất nổi tiếng tại nước ta nhưng chùa Hương tại Hà Nội không phải là ngôi chùa Hương gốc, chùa là phiên bản của chùa Hương Tích tại Hà Tĩnh.

Lịch sử ghi chép lại rằng, sở dĩ xây dựng thêm chùa Hương tại Hà Nội vì phi tần của chúa Trịnh, đoạn đường từ kinh đô đến chùa Hương rất xa khiến chúa Trịnh không yên tâm mỗi dịp phi tần đi trẩy hội chùa Hương vì thế chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa Hương khác tại vùng núi Hà Sơn Bình, góp phần tạo nên một chùa Hương kỳ ảo, thơ mộng.

Có thể nói, chùa Hương là sự giao thao hài hòa giữa nét đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và vẻ đẹp tâm linh huyền bí, thiêng liêng. Ấn tượng đầu tiên khi đến với quần thể di tích chùa Hương là suối Yến trải dài, nhẹ nhàng trôi. Từ bến Trò qua một đoạn suối đến đến Trình thuộc quần thể chùa Hương, dâng hương báo cáo với thần Tướng người đến tham quan. Trên dòng suối Yến xuôi về khu vực chính của chùa Hương, du khách đi thuyền khoảng tiếng rưỡi thời gian, hai bên bờ suối có những núi, hòn trải dọc. Khu vực chính của chùa Hương được chia làm hai khu vực: chùa Ngoài và chùa Trong.

Chùa Ngoài tức là chùa Thiên Trù nằm tại chân núi Hà Sơn Bình có kiến trúc kiểu “ Ngũ môn tam cấp”, diện tích chùa rộng, đi sâu vào khu bảo thềm thứ ba là Tam Bảo nơi thờ Phật, dâng lễ, dâng hương. Đi tiếp qua Tam bảo là khu vực điện thờ thánh mẫu, gác tàng thư, nhà Tổ, tháp Thiên Thủy. Từ chùa Ngoài đến chùa Trong trên đỉnh núi là đoạn đường khá xa, khoảng 2 – 3 km, du khách có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo, đường đến chùa Trong hầu hết là đường đất, có nhiều bậc thang, khá quanh co. Các chùa Giải Oan, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên,…. Nằm phân bố trên đoạn đường lên núi.

Khác với chùa Thiên Trù, chùa Trong không phải do bàn tay con người xây dựng nên mà do thiên nhiên, tạo hóa ban tặng, chùa Trong hay “ Nam Thiên đệ nhất động” Hương Sơn động là hang động hùng vĩ ,huyền ảo. Từ chính diện cửa động đi vào là nơi thờ Phật chính, đặt tượng phật Bà Quan Âm, càng khám phá sâu bên trong động, càng thấy nhiều hòn mang hình thù gần gũi với con người như hòn Đụn gạo, núi Cô, núi Cậu,…..

Với vẻ đẹp kỳ ảo như vậy, chùa Hương đã trở thành một trong những điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, mỗi dịp lễ hội chùa Hương, mùng 6 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm, chùa Hương trở nên nhộn nhịp, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như hát chèo, hát quan họ trên suối Yến. Không chỉ vậy, chùa Hương chính là nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm, thay đổi triều đại, chiến tranh suốt ba thế kỷ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Thiên Trù thuộc quần thể chùa Hương đã bị bom Pháp tàn phá nặng nề. Ngoài ra, chùa Hương đóng góp một phần không nhỏ giúp ngành du lịch nơi đây phát triển, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho người dân.

Như vậy, quần thể di tích chùa Hương là sự hội tụ của những nét đẹp thiên nhiên, tạo hóa cùng với vẻ đẹp tâm linh, hơi thở Phật giáo, du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa được sống chậm lại, thư thái, bình yên tại đất linh thiêng.