Từ trái nghĩa

Soạn bài Từ trái nghĩa siêu ngắn nhất trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA?

1. Các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: ngẩng – cúi

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: trẻ – già, đi – về

2. Từ trái nghĩa: già - non


Phần II

SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA

1. Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo ra các cặp tiểu đối:

- Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.

- Trẻ - già, ra đi – trở về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.

2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa: ba chìm bảy nổi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đầu xuôi đuôi lọt, … tạo sự đăng đối làm cho lời nói sinh động.


Phần III

LUYỆN TẬP


Câu 1 -> 2

Trả lời câu 1 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Các từ trái nghĩa đó là:

- lành - rách

- giàu - nghèo

- ngắn - dài

- sáng - tối

- đêm - ngày


Trả lời câu 2 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Các từ trái nghĩa là:

- cá tươi >< cá ươn

- hoa tươi >< hoa héo

- ăn yếu >< ăn khỏe

- học lực yếu >< học lực giỏi

- chữ xấu >< chữ đẹp

- đất xấu >< đất tốt


Câu 3 -> 4

Trả lời câu 3 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chân cứng đá mềm.

Có đi có lại.

Gần nhà xa ngõ.

Mắt nhắm mắt mở.

Chạy sấp chạy ngửa.

Vô thưởng vô phạt.

Bên trọng bên khinh.

Buổi đực buổi cái.

Bước thấp bước cao.

Chân ướt chân ráo.

Trả lời câu 4 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

   Gợi ý:

   Quê hương em không nhộn nhịp tấp nập, như chốn thành thị. Đó là một vùng nông thôn bình dị, người nông dân quanh năm nắng mưa dãi dầu. Cuộc sống của họ không giàu có, thậm chí là nghèo nàn nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.

Bài giải tiếp theo
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người

Video liên quan