Soạn bài Tự đánh giá bài 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết
Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?
Câu 1
Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?
A. Miêu tả cửa hàng của người bán cá
B. Kể chuyện về người mua cá
C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu
D. Kể chuyện về chiếc biển hiệu
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
D
Câu 2
Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Người bán hàng treo biển để làm gì?
A. Để quảng cáo hàng
B. Để mọi người góp ý
C. Để trang trí cửa hàng
D. Để cửa hàng đỡ trống trải
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
A
Câu 3
Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tấm biển có những thông tin nào?
A. Địa điểm, thời gian, cách thức bán hàng
B. Địa điểm, mặt hàng, chất lượng hàng
C. Địa điểm, mặt hàng, thời gian bán hàng
D. Địa điểm, mặt hàng, cách thức bán hàng
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
B
Câu 4
Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong câu: “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa tường minh?
A. Tại đây có bán cá tươi
B. Tại đây không bán cá khô
C. Tại đây không bán cá ươn
D. Tại đây không mua cá
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
A
Câu 5
Câu 5 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong câu: “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa hàm ẩn?
A. Ở đây không bán các loại cây
B. Ở đây không mua các loại hoa quả
C. Ở đây không bán loại cá chết, cá ươn
D. Ở đây có bán các loại cá tươi
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
C
Câu 6
Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu một số đặc điểm nổi bật của truyện cười thể hiện qua văn bản Treo biển.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Người bán hàng không có chính kiến cứ mỗi lần có người góp ý là đổi tên biển liền, cuối cùng là cất luôn không treo.
Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Tên của của cửa hàng mỗi lúc một rút ngắn mang những nghĩa khác nhau khiến người đọc phải bật cười vì sự ngu ngốc, thiếu chính kiến của anh bán cá.
Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.
Câu 7
Câu 7 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tại sao không thể bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Mục đích ban đầu của người bán hàng là muốn quảng cáo cho mọi người biết rằng cửa hàng anh ta bán cá tươi. Mỗi lần anh ta rút đi một chữ, nghĩa của tên liền thay đổi. Lần 1 bỏ chữ tươi, người khác có thể hiểu cửa hàng có thể bán cả các ươn, cá chết. Lần 2 bỏ chữ ở đây, khiến người khác nghĩ rằng có thể là các quán xung quanh bán cá treo biển ở đó. Lần 3 bỏ từ có bán đi để lại một chữ cá, người đi được không rõ anh ta là bán cá hay cá độ, hay bán đồ ăn cho cá...
Câu 8
Câu 8 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Truyện Treo biển phê phán hiện tượng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Truyện Treo biển có ý nghĩa là phê phán những người không có chính kiến trong cuộc sống, trong công việc.
Câu 9
Câu 9 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, chi tiết nào đáng cười nhất trong truyện Treo biển? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nêu ra chi tiết đáng cười và lí giải
Lời giải chi tiết:
Chi tiết đáng cười nhất trong truyện là chi tiết người chủ cửa hàng liên tục thay đổi nội dung tấm biển. Vì người chủ muốn dùng tấm biển để quảng cáo nhưng cuối cùng lại bị những ý kiến khác làm cho lung lay dẫn đến việc tấm biển mất đi hiệu quả ban đầu.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Tự đánh giá bài 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết timdapan.com"