Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
1
Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của em để trình bày về nhân vật lịch sử ấn tượng nhất.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa.
Bài tham khảo 2:
Qua những bài học từ môn Lịch sử, qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là: Thánh Gióng – từ một cậu bé ba tuổi không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đó mà khi nghe tin giặc đến đã cất tiếng nói xin đi đánh giặc, để rồi vươn mình trở thành tráng sĩ xông pha đánh tan quân giặc bằng cụm tre làng.
2
Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?
Phương pháp giải:
Em nêu lên quan điểm của mình.
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách: học tập tốt, lao động hăng say, sản xuất, làm giàu chính đáng, làm việc có trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, cống hiến hết mình vì công việc, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bảo vệ môi trường…
1
Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của văn bản
Lời giải chi tiết:
Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.
=> Những bằng chứng ấy chứng tỏ lòng tự hào và biết ơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử.
2
Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn nêu bằng chứng và chỉ ra điều đáng chú ý.
Lời giải chi tiết:
Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.
3
Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản
Lời giải chi tiết:
Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cần phải: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
1
Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
Phương pháp giải:
Đọc hết nội dung văn bản để xác định đối tượng mà văn bản hướng tới.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người.
2
Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết đặc điểm của văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam.Tuy vậy, phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh vì: Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Có đầy đủ mở đoạn (giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta), thân đoạn (chứng minh và làm sáng tỏ tinh thần yêu nước ấy), kết đoạn (tổng kết và giải pháp để phát huy tinh thần yêu nước). Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.
3
Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.
Phương pháp giải:
Tóm lược nội dung để xác định câu chủ đề và luận điểm của bài.
Lời giải chi tiết:
Bài nghị luận này có 3 luận điểm:
Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta
Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại
Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.
Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
4
Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để tìm ra các dẫn chứng khách quan.
Lời giải chi tiết:
Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ
+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ
+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến
5
Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ văn bản và nêu quan điểm của em về việc tác giả muốn người đọc nhận thức điều gì.
Lời giải chi tiết:
Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến giữ nước và hành trình xây dựng đất nước.Những nhận thức và hành động đó sẽ góp phần đưa đất nước đi lên, phát triển đẹp giàu và sánh vai với cường quốc năm châu.
6
Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đưa ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục cho văn bản. Và nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa thời đại của nó.
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:
- Bố cục chặt chẽ
- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân
- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
=> Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kỳ thời đại nào.
Viết kết nối với đọc
(trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu trình bày quan điểm của em về câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết timdapan.com"