Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:


Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 46 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:

a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ)

b. Nấu đậu phụ cho chăn

Sắc ích mẫu cho mẹ uống (Câu đối)

c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt

Rổ nước lòng tôm, tép nhảy qua. (Nguyễn Huy Lượng)

d. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít?

Trầu cả khay sao dám gọi trầu không? (Ca dao)

e. Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm. (Ca dao)

g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ)

h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò. (Ca dao)

i. Con cá đối bỏ trong cối đá;

Con mèo cái nằm trên mái kèo.

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em. (Ca dao)

k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;

Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;

Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua. (Ca dao)

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức biện pháp tu từ chơi chữ để chỉ ra và tác dụng.

Lời giải chi tiết:

a. Dùng từ đồng âm “chín”

  • Một nghề cho chín: Từ “chín” trong vế câu này có ý chỉ sự thành thạo và tinh thông về một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể
  • Chín nghề: Trong vế tiếp theo của câu tục ngữ có ý chỉ việc con người làm nhiều việc, nhiều ngành nghề khác nhau trong cùng thời điểm

=> Câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” ý muốn khuyên con người cần phải theo đuổi một nghề nghiệp cho tới nơi chốn mà không phải đang theo nghề này lại có tơ tưởng muốn thay đổi chuyển sang nghề khác, vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại liên tục mà không cố định một nghề nào cả. Tạo tính hài hước dí dỏm.

b. Từ đồng âm “phụ; mẫu”

- Từ Hán Việt: Phụ, mẫu đồng nghĩa với cha mẹ, đồng âm với phụ mẫu trong đậu phụ, ích mẫu. Từ đó tạo tính hài hước dí dỏm cho câu.

c. Sử dụng từ có nghĩa tương đồng

- “giậu – rào” và “cáo – mèo”…

-> Tạo ra sự hài hước dí dỏm cho câu.

d. Dùng từ trái nghĩa

- “cả thúng…bánh ít”; “trầu cả khay…trầu không”.

-> Tạo nên ý thơ bất ngờ, thú vị.

e. Sử dụng từ gần nghĩa

“nếp, gạo”; “xôi, cơm”

-> Tạo ra sự hài hước dí dỏm.

g. Sử dụng từ đồng âm

“đá” nghĩa 1 là động từ và nghĩa 2 là danh từ.

-> Tạo nên sự hài hước dí dỏm.

h. Sử dụng từ gần nghĩa

- “Hươu, Nai, Nghé”

-> Tạo nên sự hài hước dí dỏm.

i. Sử dụng cách nói lái

- “cá đối, cối đá”; “mèo cái, mái kèo”…

-> Tạo cảm giác thú vị, bất ngờ.

k. Dùng lối điệp âm

- “Một trăm, không ai, chẳng ai”.

-> Tạo ấn tượng thú vị đặc sắc cho câu.


Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 47 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu một trường hợp trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Tác dụng khi sử dụng trường hợp đó.

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết cá nhân kết hợp với kiến thức về phép đối để đưa ra trường hợp và tác dụng.

Lời giải chi tiết:

"Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về chợ hãy còn đông".

Ở ví dụ này cũng có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, “Xuân” là tên của một chị gái, “thu” là tên của một loài cá, “đông” là chỉ tính chất của chợ tức là nhiều người, chị Xuân đã đi chợ vào mùa hè và mua cá thu, lúc chị đi về chợ vẫn còn nhiều người. Cách hiểu thứ hai “Xuân, Hạ, Thu, Đông” là tên của bốn mùa trong một năm, là hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên. Cách dùng từ đồng âm này giúp câu thơ trở nên hóm hỉnh, hài hước.