Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:
A. Điển cố, điển tích |
B. Nguồn gốc và nghĩa |
a) Giường kia treo cũng hững hờ, (Nguyễn Khuyến) |
1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Hán Vũ Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã". Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng. |
b) Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. (Nguyễn Khuyến) |
2) Điển tích, dẫn theo chuyện xưa: "Trần Phồn thời hậu Hán (Trung Quốc) sắm chiếc giường dành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ. Khi bạn đến chơi thì mang ông xuống, khi bạn về thì lại treo cất đi. |
c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành, / Sắc đành đòi một tài đành hoạ hại (Nguyễn Du) |
3) Điển tích, lấy từ chuyện xưa: "Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người bạn tri âm, sống vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (Trung Quốc xưa). Bá Nha chơi đàn giỏi. Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bà Nha mà như hiểu thấu tâm can của bạn. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng trên đời không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa". |
d) Nuôi con những ước về sau/ Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. (Nguyễn Du) |
4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): "Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước người). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả về đẹp của Thuý Kiều. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu và tìm hiểu thêm trong sách hoặc internet
Lời giải chi tiết:
1-d, 2-a, 3-b, 4-c
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
b) Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu ngoài SGK, đọc kĩ chú thích trong tác phẩm
Lời giải chi tiết:
a, Hình ảnh bể dâu trong câu thơ được nhà thơ lấy ý từ câu chữ Hán: Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.
b, Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn (265- 419) là người rất thích rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Ðào, Hướng Tú và Vương Nhương, thường gọi là "Trúc lâm" thất hiền" (bảy người hiền trong rừng trúc). Nguyễn Tịch lại còn có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách, nếu khách thuộc hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt trắng. Thái độ đãi nhân tiếp vật như thế kể cũng không hay ho gì. Nhưng dần về sau, người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng như câu hỏi của Từ Hải "mắt xanh chẳng để ai vào có không" tức là nàng chưa tiếp ai bằng mắt xanh, có nghĩa là nàng chưa thấy ai là người vừa ý vừa lòng phải không?
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều
Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông".
Phương pháp giải:
Tìm hiểu ngoài SGK, trong sách báo hoặc internet
Lời giải chi tiết:
Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười mà rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.” Vài tháng sau, con ngựa mất tích đột nhiên trở về cùng một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm đến chúc mừng, tuy nhiên Tái Ông cau mày nói: “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành”. Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, một hôm anh ta ngã ngựa gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đến khuyên nhủ ông đừng quá nghĩ ngợi, Tái Ông điềm nhiên: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Khi đó hàng xóm nghĩ rằng ông lão quá đau buồn nên bị quẫn trí. Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân và hầu hết đều bị tử trận. Con trai ông vì tàn tật nên được ở nhà và thoát chết. Lúc này hàng xóm láng giềng mới thấy rằng những lời của Tái Ông quả thật rất thâm thúy.
Thành ngữ “Tái Ông thất mã” được dùng để an ủi người đang gặp khó khăn. Họa có thể biến thành phúc, và phúc có thể trở thành họa. Cũng giống như câu nói “trong cái rủi có cái may” vậy, mọi chuyện đều có nguyên nhân mà không thể xét đoán dựa trên biểu hiện bề mặt. Cũng có nghĩa là, cần thuận theo tự nhiên, làm được việc gì cũng đừng vội đắc ý, lúc gặp trở ngại cũng chớ vội bi quan.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều timdapan.com"