Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm siêu ngắn
Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm siêu ngắn nhất trang 129 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
I - TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG CHO CÂU
Trả lời câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Kết hợp điệp ngữ và điệp cú pháp (hai vế đầu dài có kết cấu cú pháp giống nhau, hai vế sau ngắn có kết cấu cú pháp giống nhau).
- Nhịp điệu hai vế đầu kéo dài gợi cuộc đấu tranh trường kỳ, nhịp điệu hai vế sau dồn dập khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc. Hai vế đầu là luận cứ, hai vế sau là kết luận.
- Thanh điệu: ba vế đầu kết thúc bằng thanh bằng (may, nay, do), vế cuối kết thúc bằng thanh trắc (lập). Âm tiết đóng là thanh trắc có âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát phù hợp với lời khẳng định chủ quyền.
Trả lời câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Kết hợp phép điệp và phép đối.
- Câu văn xuôi nhưng điệp vần ở nhiều vị trí tạo tính nhạc cao.
- Phối hợp các câu nhịp ngắn với các câu nhịp dài tạo âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập, mạnh mẽ.
Trả lời câu 3 trang 130 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Kết hợp biện pháp nhân hóa và các động từ mạnh ("chống", "xung phong", "giữ", "hi sinh", "bảo vệ") làm nổi bật sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre Việt Nam.
- Nhịp điệu linh hoạt, nhiều nhịp ngắn dứt khoát, mạnh mẽ, hùng hồn ngợi ca sức mạnh của cây tre ("Tre giữ làng…lúa chín").
- Hai câu cuối điệp từ, điệp cú pháp và điệp lại cả cách ngắt nhịp giúp vinh danh cây tre một cách hào hùng.
=> Nhịp điệu và âm hưởng không chỉ ca ngợi cây tre, mà còn thể hiện niềm tự hào về con người Việt Nam.
Phần II
II - ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH
Trả lời câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 12, tập 1
a. Điệp âm đầu “l” trong cụm từ "lửa lựu lập lòe": thể hiện trạng thái ẩn hiện giữa không gian rộng của hoa lựu (hoa lựu như những đốm lửa đỏ rực lấp ló, lúc ẩn lúc lóe lên trong tán lá).
b. Điệp đâm đầu “l” trong các từ "làn", "lóng lánh", "loe": diễn tả trạng thái loang rộng, phát tán rộng của ánh trăng trên mặt ao.
Trả lời câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 12, tập 1
Đoạn thơ của Tố Hữu sử dụng phép điệp vần (vần "ang": lặp lại 7 lần với các từ "bàng", 2 từ "đang", "giang", "mang", "ngang", "sang"). Vần "ang" có âm lượng rộng mở nên diễn tả hiệu quả, tinh tế sự dàn trải rộng khắp của mùa đông và sự xuất hiện nhẹ nhàng của mùa xuân giữa không gian mênh mông, rộng lớn.
Trả lời câu 3 trang 130+131 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Nhịp điệu của các dòng thơ: nhịp 4/3 trong ba dòng đầu gợi sự căng thẳng, gian lao trước địa hình khúc khuỷu và cao vút nơi núi rừng Tây Bắc, nhịp 2/2/3 trong dòng cuối đột ngột giãn ra nhẹ nhàng.
- Sự phối hợp thanh trắc và bằng: ba dòng đầu toàn thanh trắc cực tả khung cảnh hiểm trở, trúc trắc của vùng rừng núi, dòng cuối toàn thanh bằng gợi không khí thoáng đãng, không gian rộng lớn sau khi đã vượt qua những con dốc ngút ngàn.
- Yếu tố từ ngữ: các từ láy ("khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút") giàu chất tạo hình, phép đối và phép điệp cú pháp tạo nên sự cân xứng và tính nhạc, phép lặp từ ("dốc", "ngàn thước") nhấn mạnh đặc trưng địa hình, phép nhân hóa ("súng ngửi trời") đem lại cái nhìn hóm hỉnh của anh lính khi hành quân lên dốc cao chạm mây trời.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm siêu ngắn timdapan.com"