Soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) siêu ngắn

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) siêu ngắn nhất trang 125 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1 

a. Đặc trưng của PCNNSH thể hiện trong đoạn trích:

- Tính cụ thể: thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi, người viết: Th (phân thân để tự đối thoại với mình).

- Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, sử dụng các kiểu câu nghi vấn và cảm thán (Nghĩ gì đấy Th. Ơi?, Đáng trách quá Th. Ơi!) và các từ ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt (nghĩ gì mà, biết bao là, có nghe…).

- Tính cá thể: những từ ngữ mềm mại, giản dị cùng các kiểu câu phong phú, trau chuốt cho thấy người viết có tâm hồn tinh tế và nội tâm phong phú, giàu cảm xúc.

b. Việc ghi nhật kí giúp rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt suy nghĩ tình cảm và bồi đắp tình cảm, cảm nhận cho người viết.


Câu 2

Trả lời câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Tính cụ thể:

+ Về con người trong hội thoại: mình – ta (câu 1), cô yếm thắm – anh (câu 2).

+ Về hoàn cảnh đối thoại: hoàn cảnh từ biệt (câu 1), hoàn cảnh lao động (câu 2).

- Tính cảm xúc:

+ Giọng điệu thân mật, yêu thương và từ ngữ biểu lộ cảm xúc nhớ nhung của đôi lứa (câu 1).

+ Giọng điệu mời gọi, thân mật và từ ngữ biểu lộ sự tình tứ, yêu mến (câu 2).

- Tính cá thể: do ca dao là sáng tác của tập thể nên tính cá thể không rõ rệt như trong đối thoại thông thường. Tuy vậy, qua từ ngữ, vẫn có thể nhận ra đặc điểm riêng của người nói trong bài ca dao:

+ Câu 1: lời thoại của một người giàu tình cảm trong tình yêu đôi lứa.

+ Câu 2: lời thoại của một chàng trai lao động yêu đời, táo bạo và tràn đầy tình cảm.


Câu 3

Trả lời câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1 

- Đoạn đối thoại của Đăm Săn và dân làng đã được gọt giũa, sắp xếp theo kiểu có đối chọi (tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục…); có điệp từ điệp ngữ (ai chăn ngựa hãy đi…ai giữ voi hãy đi…ai giữ trâu hãy đi…); có nhịp điệu => nhằm dễ thuộc, dễ nhớ, dễ diễn xướng trong sinh hoạt cộng đồng (đoạn trích nằm trong sử thi Đăm Săn của cộng đồng người Ê đê).