Soạn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn
Soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn nhất trang 128 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (bốn câu đầu): Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ
- Phần 2 (bốn câu sau): Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ
Nội dung
- Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi
Trả lời câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Cách dùng số từ (tính đếm rành rọt một…một…một) và danh từ (mai, cuốc, cần câu) trong câu 1 cho thấy nhà thơ đã chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo mọi dụng cụ lao động cần thiết để vui với thú thanh nhàn của mình.
- Nhịp điệu của hai câu thơ đầu đều là 2/2/3 gợi tâm thế nhẹ nhàng, thong thả của một con người ung dung, tự tại với cuộc sống của mình.
=> Hai câu thơ gợi cuộc sống thuần hậu, đơn sơ giữa thôn quê như một lão nông tri điền cùng tâm trạng vui vẻ, thư thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi bình yên của tâm hồn, đó là nơi thôn quê dân dã, không có sự bon chen, cầu cạnh, lừa lọc. Đối lập với nơi vắng vẻ là chốn lao xao, đó là nơi phồn hoa đô hội đầy rẫy cảnh sát phạt, luồn lọt, nịnh hót để giành lợi về mình.
- Qua cách nói ngược, nói đùa của tác giả, ta hiểu theo nhà thơ, dại là tranh giành, đấu đá, uốn mình để tranh giành danh lợi, khôn là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống thảnh thơi cùng thiên nhiên.
- Nghệ thuật đối cùng cách nói ngược trong hai câu 3,4 giúp biểu đạt quan niệm về dại, khôn một cách thú vị, ấn tượng. Nhà thơ như đứng trên mọi thói đời danh lợi để bày tỏ cái nhìn tỉnh táo của mình.
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Các sản vật dân dã theo mùa như măng trúc, giá và khung cảnh sinh hoạt bình dị xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao cho thấy cuộc sống thuần hậu mà thanh cao, giản dị, hòa hợp với tự nhiên.
- Hai câu thơ 5,6 sử dụng nghệ thuật đối cùng các hình ảnh bình dị, dân dã đem lại bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt nơi thôn quê với đủ mùi vị, hương sắc.
Câu 4
Trả lời câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Hai câu thơ cuối sử dụng điển tích về giấc chiêm bao của Thuần Vu Phần.
- Qua việc sử dụng điển tích này, nhà thơ bộc lộ cái nhìn thông tuệ, xem phú quý công danh chỉ là giấc chiêm bao
=>Nhân cách thanh cao, trong sáng, bản lĩnh hơn đời hơn người.
Câu 5
Trả lời câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, để sống hòa hợp với tự nhiên.
- Đây là quan niệm sống tích cực bởi nó hướng con người tới lối sống thiện lành, thông tuệ, vượt lên danh lợi tầm thường.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn timdapan.com"