Soạn bài Ôn tập bài 7 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Đọc lại ba văn bản đã học và điền vào bảng sau


Câu 1

Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc lại ba văn bản đã học và điền vào bảng sau:

Văn bản

Nhân vật chính

Chi tiết tiêu biểu (ví dụ)

Chủ đề

Bồng chanh đỏ

 

 

 

Bố của Xi-mông

 

 

 

Cây sồi mùa đông

 

 

 

Phương pháp giải:

Tổng hợp kiến thức

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Nhân vật chính

Chi tiết tiêu biểu (ví dụ)

Chủ đề

Bồng chanh đỏ

Anh Hiền, Hoài

- Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.

- Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.

- Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.

- Trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.”

Nội dung bao quát của văn bản: Qua hình ảnh loài chim bồng chanh đỏ cùng với sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, người đọc đã biết thêm về cách làm tổ, môi trường sống và sở thích ở một đôi với nhau của chúng. Qua đó thấy được sự yêu thích của hai anh em Hoài dành cho loài chim bồng chanh đỏ. Nhưng hai anh em đã không vì sở thích cá nhân mà nuôi nhốt một loài chim đẹp, hai anh em chỉ ngắm, vuốt ve và sau đó thả chúng đi. Thể hiện tình yêu thương của hai anh em với động vật.

Bố của Xi-mông

Bác Phi-lip, Em bé Xi - mông, Chị Blăng - sốt

- Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại. Vẻ ngoài ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh sống và tính cách của một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc.

- Xi-mông đang trong tâm trạng chới với thì gặp bác Phi-líp. Nghe bác hỏi, em thổn thức không nói nên lời: Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố. Bác Phi-líp dẫn em về nhà. Gặp mẹ, em vừa mừng, vừa tủi: Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố.

Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” viết về chủ đề tình yêu thương con người. Câu chuyện về một người đàn bà lầm lỡ và một đứa bé luôn bị bắt nạt vì không có cha nhưng chính nhờ tình yêu thương của bác Philip đã làm thay đổi tất cả, bác đến và sưởi ấm cho hai mẹ con.

 

Cây sồi mùa đông

Xa-vu-skin;

Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na

- Cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông nhưng cô giáo lại khẳng định rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn từ mùa đông lại là một loại từ khác.

- Cũng nhờ có sự quyết đoán của cậu mà chúng ta cùng cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được chiêm ngưỡng “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu dành cả tiếng đồng hồ để khám phá ra.

- Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ.

Tác phẩm Cây sồi mùa đông đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.


Câu 2

Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em thích nhất truyện nào trong ba truyện Bồng chanh đỏ, Bố của Xi-mông, Cây sồi mùa đông? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất truyện Bố của Xi-mông. Vì đã thể hiện được sự yêu thương giúp đỡ của mọi người dành cho nhau kể cả khi không phải là tình máu mủ. Tính nhân văn sâu sắc thông qua việc em bé Xi - mông có bố và từ đó em không bị bắt nạt nữa.


Câu 3

Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm biệt ngữ của giới trẻ trong câu sau và giải thích ý nghĩa:

Nếu bạn đang nhớ xứ sở Chùa Vàng mà chưa có cơ hội đi thì hãy thử trải nghiệm không gian đậm chất Thái hót hòn họt này nha…

(Theo Mực tím online)

Biệt ngữ này được giới trẻ tạo ra dựa trên từ ngữ nào và theo phương thức nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội

Lời giải chi tiết:

- Biệt ngữ trong câu: hót hòn họt mang ý nghĩa chỉ độ nóng hổi của thông tin đưa ra.

- Biệt ngữ này được giới trẻ tạo ra dựa trên từ ngữ: “hot” và theo phương thức gắn liền với môi trường và bản thân người giao tiếp, nhằm giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình.


Câu 4

Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu một số lưu ý về cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Phương pháp giải:

 Vận dụng phương pháp viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Lời giải chi tiết:

Một số lưu ý về cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

- Xác định rõ đối tượng phân tích

- Xác định phạm vi phân tích

- Lập dàn ý chi tiết gồm có các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng

- Thu thập các thông tin chính thống liên quan đến tác phẩm


Câu 5

Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cần chú ý những điều gì khi lắng nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng nghe, viết

Lời giải chi tiết:

Cần chú ý những điều sau khi lắng nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác:

- Tham gia hết buổi thuyết trình

- Ghi nội dung chính của từng phần trong bài thuyết trình

- Để trình bày nội dung từng phần người thuyết trình đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: tranh ảnh, biểu đồ, mô hình…

- Ghi lại những ví dụ, dẫn chứng  đã được đưa ra trong buổi thuyết trình.


Câu 6

Câu 6 (trang 3, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ cá nhân

Lời giải chi tiết:

Chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống bởi tình yêu thương là thứ kết nối con gười lại gần nhau hợ, chỉ khi con người ta sống bằng tình yêu thương, con người mới nhận ra giá trị cuộc sống. Hơn hết, tiếng cười, niềm hạnh phúc xuất hiện và con người biết sống tốt, sống tử tế, rèn giũa nhân cách, hoàn thiện bản thân.

Bài giải tiếp theo