Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải. Câu 1: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Mạch cảm xúc: từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được diễn tả qua hai câu thơ:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

- Có nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, dù hiểu như thế nào thì hai câu thơ cũng thể hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc” :

- Nhà thơ khát khao được hóa thân vào những sự vật nhỏ bé của cuộc đời: con chim, nhành hoa, nốt nhạc. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

- Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.


Câu 4 => 5

Trả lời câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Thể thơ năm chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

- Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân.

Trả lời câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

 - Chủ đề trước mùa xuân thiên bài thơ : rung cảm nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.


Luyện tập

Bình luận khổ thơ đầu:

       Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...

       Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...


Bố cục

Bố cục: 4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.

- Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

- Khổ 4 + 5: Ước nguyện của tác giả.

- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.


ND chính

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.