Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) siêu ngắn

Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) siêu ngắn nhất trang 64 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Truyện này có thể chia làm ba phần:

+ Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

+ Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.

+ Phần 3 (còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

- Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ:

+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu.

+ Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Hoàn cảnh của em bé bán diêm:

+ Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)

+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.

- Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp:

+ Đầu trần, chân đất (đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì lạnh), bụng đói.

+ Lo âu vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về vì sợ bố đánh.

- Bối cảnh:

+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.

+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm.

- Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé:

+ Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa). 

+ Phố xá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.

+ Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn luôn hướng về điều thiện và cái đẹp.

=> Hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:

+ Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.

+ Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.

+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.

+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời. 

- Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông.

- Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà.

=> Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

* Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:

- Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.

+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

- Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình.

+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em.

- Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường.

* Đoạn kết truyện:

- Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

- Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

- Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người và cũng là tư tưởng nhân đạo của tác giả).


Tóm tắt

   Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.


ND chính

Truyện gợi ra những số phận bất hạnh trong cuộc sống, qua đó truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh.