Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt - Ngữ văn 8 tập 2

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 145 Ngữ văn 8 tập 2. Câu 2. Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương


Câu 1

Câu 1.(Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)

 Đọc các đoạn trích sau:

a) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:

- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Xác định từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương.

Trả lời: 

Xác định từ xưng hô

a)   (1) mẹ (từ toàn dân)

(2)  u (từ địa phương)

b)   (3) con (từ toàn dân)

(1)  mợ (không phải từ địa phương cũng không phải từ toàn dân)


Câu 2

Câu 2.(Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)

Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?

Trả lời: 

-   Chẳng hạn ở xã Trường Sơn - Đức Thọ - Hà Tĩnh người ta gọi cha là Ênh, là cậu

-   Ở các tĩnh miền Tây Nam bộ gọi cha là tía, gọi bạn bè là bồ.

-   Ở một số vùng Hải Dương gọi cha là thầy, mẹ là bu.


Câu 3

Câu 3. (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)

Từ ngữ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?

Trả lời: 

Từ địa phương chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật giữa người địa phương với nhau. Trong văn chương người ta dùng để tạo ra sắc thái địa phương, cho người đọc hình dung ra không gian, phong tục của địa phương đó. Vì thế hình tượng cụ thể hơn, sinh động hơn, thật hơn!

 


Câu 4

 Câu 4 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)

Nhận xét:

- Phần lớn các từ chỉ người có quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô.

- Trong tiếng Việt, người ta còn dùng các đại từ, các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp,… để xưng hô.