Soạn bài Câu phủ định - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Câu phủ định. Câu 1: a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định:


Phần I

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

Trả lời câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng.

b. Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra.

Trả lời câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

+ (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

+ (2) Đâu có!

   Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ. 


Phần II

LUYỆN TẬP


Câu 1 => 2

Trả lời câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Có những câu phủ định bác bỏ sau:

a. - Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!

- Không, chúng con không đói nữa đâu.

b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.

Trả lời câu 2 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Những câu trên đều là câu phủ định, vì chúng đều chứa từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c).

- Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn ...

Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ ...

=> Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.


Câu 3 => 4

Trả lời câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau:Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói ,nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được 

Trả lời câu 4 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).


Câu 5 => 6

Trả lời câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

 Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).

Trả lời câu 6 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Mai: Tối hôm qua Ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. (câu phủ định miêu tả)

Đào: Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

Mai: Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung