Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tình dạ tứ) (Chi tiết)
Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 123 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Câu 3. Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Có người cho rằng bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối là thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình:
+ Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê
+ Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến
⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình
- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét
+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh
→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tuy không phải là bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối.
a. So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối.
b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
Lời giải chi tiết:
a. Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
b. Tác dụng phép đối: Làm nổi bật hình ảnh, sự vật, giúp tác giả thể hiện rõ dụng ý của mình
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)
- Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động.
+ Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận.
+ Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ.
+ Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng.
→ Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.
Luyện tập
Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu:
Đêm thu trăng sáng như sương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà
Dựa vào điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu theo nguyên thể hoặc theo thể thơ lục bát.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ của Lí Bạch diễn tả nỗi nhớ thương quê nhà của một người con đi xa trong đêm tĩnh lặng. Do đó hai câu thơ trên chưa diễn tả đúng nỗi nhớ khi tác giả cúi đầu và nghĩ về quê hương. Ánh trăng gợi nhớ về quê hương nhưng cái cúi đầu của nhân vật trữ tình như một nỗi hổ thẹn với chính lòng mình khi lâu ngày không thể trở về cố hương. Vì vậy, em có thể viết lại bài thơ theo thể lục bát như sau:
Ánh trăng soi rọi đầu giường
Ngỡ ngàng mặt đất sương giăng lối mờ
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng vương
Cúi đầu sao thấy nhớ thương quê nhà
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh.
- Phần 2 (hai câu tiếp): Cảm nghĩ của tác giả.
ND chính
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của Lí Bạch khi ông phải sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tình dạ tứ) (Chi tiết) timdapan.com"