Soạn bài Bố của Xi-mông SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?


Chuẩn bị đọc

(trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: Giúp cuộc sống trở nên tích cực, vui vẻ, gần gũi, chia sẻ cho nhau niềm vui và cả nỗi buồn trong cuộc sống.


1

Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhận thể hiện khao khát gì của em?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Khao khát được có bố, được các bạn công nhận và muốn được chở che, yêu thương


2

Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Vì xuất phát từ tình yêu thương của bác với Xi-mông.


1

Câu 1 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Đề tài: khao khát tình yêu thương của bố


2

Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

 

 

Người đưa ra đề nghị

 

 

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

 

 

Phản ứng của chị Blăng-sốt

 

 

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

 

 

Phản ứng của các bạn học

 

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi-mông được kể lại 2 lần.

- Tác dụng: tạo điểm nhấn cho câu chuyện.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

Những lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối

Trường học

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé

Cậu bé

Câu nói của của bác Philip khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con

Phản ứng của chị Blăng – sốt

Blăng – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại

Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ.

Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học

ở trường học

Trường học

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú

Không đứa nào dám cười


3

Câu 3 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Trong khi người dân trong vùng khinh bỉ, coi thường thì tác giả dành cho hai mẹ con họ cái nhìn thương cảm.

- Thương người chính là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, mỗi người đều có câu chuyện riêng.


4

Câu 4 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ, quan điểm của cá nhân

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình vì đây là hình ảnh đại diện cho một người cha đang bảo vệ đứa con của mình trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè


5

Câu 5 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: tình yêu thương con người.

- Căn cứ: bác Xi-mông đã ngăn cản ý định tự tử của Xi-mông, đưa em về nhà với mẹ và đồng ý nhận lời làm bố em.


6

Câu 6 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Thông điệp: Khát khao yêu thương là điều chính đáng của con người, hãy ngừng bắt nạt kẻ yếu mà hãy tạo ra cuộc sống yêu thương có như vậy bạn và tất cả người mới có thể sống trong bầu không khí của hạnh phúc và tiếng cười.


7

Câu 7 (trang 31, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Phương pháp giải:

Vận dụng trải nghiệm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Khi xảy ra xung đột, cần bĩnh tĩnh suy xét

- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội

- Nên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp, chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp

- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên.

- Cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.

- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó.


Bài đọc