Sinh trưởng ở thực vật

Khái niệm và cơ sở sinh trưởng ở thực vất, khái niệm và các loại mô phân sinh, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.


Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.

Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh → tăng trưởng chiều cao và đường kính thân.

Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang (do không có mô phân sinh bên).

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật:

- Nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, loài, hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

- Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ (mùa lạnh, mùa nóng), hàm lượng nước (độ ẩm), ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng...

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 138 SGK Sinh học 11
Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?
Quan sát hình 34.3 và trả lời các câu hỏi.
Bài 2 trang 138 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 138 SGK Sinh học 11
Bài 4 trang 138 SGK Sinh học 11
Bài 5 trang 138 SGK Sinh học 11

Video liên quan