Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á

Cuộc đấu tranh của nhân dân chống xâm lược giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.


- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc tới cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.

- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

* Ở In-đô-nê-xi-a:

- Cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.

- Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).

* Ở Phi-líp-pin:

- Từ năm 1896 đến năm 1898, cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo chống lại thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

* Ở Cam-pu-chia:

- 1863 - 1866, cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo.

- 1866 - 1867, khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô, có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

* Ở Lào:

- Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang.

- 1901 - 1907, khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

* Ở Việt Nam:

- 1885 - 1896, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn.

- 1884 - 1913, phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài tới 30 năm gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.

Bài giải tiếp theo
Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?
Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Taị sao những phong trào này đều thất bại?
Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Bài học bổ sung
Em hãy nêu những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.