"Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết". Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? - Ngữ Văn 12

Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là tính xấu; người sống thờ ơ, ghẻ lạnh là người không tốt, là kẻ vô cảm, vô tình với đồng loại. Lòng vị tha, tình đoàn kết là tính tốt; người giàu lòng vị tha và có tình đoàn kết là người tốt.


Trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tư tưởng lạc hậu để xây dựng con người mới, nếp sống văn hóa mới, nhiều người thường nhắc đến câu nói sau đây: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.

Trước hết, phải hiểu đúng nghĩa các từ ngữ: thờ ơ, ghẻ lạnh, lòng vị tha, tình đoàn kết.

Cuốn Từ điển tiếng Việt in năm 2008, Hoàng Phê chủ biên đã giải nghĩa như sau:

Thờ ơ: tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.

Ghẻ lạnh: tỏ ra lạnh nhạt đối với người lẽ ra là thân thiết, gần gũi.

Vị tha: có tinh thần chăm lo đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình.

Đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.

Qua đó, ta hiểu thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là tính xấu; người sống thờ ơ, ghẻ lạnh là người không tốt, là kẻ vô cảm, vô tình với đồng loại. Lòng vị tha, tình đoàn kết là tính tốt; người giàu lòng vị tha và có tình đoàn kết là người tốt.

Câu nói trên đây chỉ ra mối quan hệ và tầm quan trọng giữa việc phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người và sự ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

Con người có nhân hậu, sống trong tình người mới có lòng vị tha, tình đoàn kết, mới biết “thương người như thể thương thân”. Nhân dân ta giàu lòng vị tha và tình đoàn kết nên tâm hồn Việt Nam rất đẹp, sức mạnh Việt Nam vô địch, có thể chiến thắng thiên tai, địch họa, đánh đuổi thù trong, giặc ngoài. Chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ là nhờ tinh thành đại đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân ta. Xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, cứu giúp đồng bào vùng bị lũ lụt bão tố, quan tâm săn sóc các em nhỏ mồ côi, những học sinh nghèo... làm tất được các việc đó là do sức mạnh của lòng vị tha, tình đoàn kết của đồng bào, chiến sĩ, của hơn hai triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Chính vì có lòng vị tha, tình đoàn kết mà nhân dân ta hiểu một cách sâu sắc: chia rẽ là chết; thờ ơ, ghẻ lạnh với bà con, với đồng loại là vô tình, vô tâm, bạc bẽo, nhẫn tâm.

Trong công cuộc xây dựng con người mới, nếp sống mới, việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với con người.

Sống giữa người thân, sống giữa tập thể, giữa cộng đồng mà thờ ơ, ghẻ lạnh đối với mọi người thì kẻ ấy thật đáng chê. Chỉ biết bản thân mình, chẳng hề quan tâm đến ai. Một tiếng kêu rên của người bất hạnh, giọt nước mắt của người khốn khổ cơ hàn, đối với họ cũng chẳng quan tâm. Vì kẻ sống thờ ơ, ghẻ lạnh, trái tim đã bị đóng băng, tâm hồn đã bị khô héo, sống không chút tình người. Đáng thương hại thay, những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh là những Bê-li-cốp, loại “Người trong bao" mà nhà văn Nga Sê-khốp đã nói đến. Các câu tục ngữ: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, “Đèn nhà ai rạng nhà ấy’’ đã nói lên bản chất loại người có thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với mọi người. Loại người này đã tự tách rời với mọi người xung quanh, sống cô đơn, khép kín, mũ nỉ che tai!

Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lanh đối với con người là để xây dựng tính tập thể, tính cộng đồng, lòng vị tha, tính đoàn kết; là để làm cho con người gần gũi người hơn; là để xây dựng tình tương thân tương ái, là để xây dựng con người mới, xã hội mới. nếp văn hóa mới. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương; tình thương của gia đình, của bạn bè, của đồng bào, đồng chí.

Tuổi trẻ bước vào đời sẽ tìm thấy sức mạnh và hạnh phúc trong tình nhân ái, lòng vị tha, tình đoàn kết của cộng đồng. Hơn bao giờ hết, ta cang thấm thìa ý kiến: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.

Bài giải tiếp theo
Bình luận ý thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" - Ngữ Văn 12
Bạn nghĩ như thế nào khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12
Có ý kiến cho rằng: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội". Hãy bình luận ý kiến đó - Ngữ Văn 12
Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên? - Ngữ Văn 12
Một lần, trả lời câu hỏi của các cô con gái: “Đức tính mà cha quý nhất là gì?". Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng “giản dị". Anh (chị) hiểu thế nào về đức tính ấy? - Ngữ Văn 12
Nhà văn Đức F.Sile có nói: "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác hạnh phúc". Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến đó và về vai trò tình yêu trong cuộc sống con người? - Ngữ Văn 12
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong truyền thống đạo lí của dân tộc ta - Ngữ Văn 12
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của câu tục ngữ: "Hợp quần gây sức mạnh" - Ngữ Văn 12
Nghị luận xã hội : Suy nghĩ về tình bạn - Ngữ Văn 12
Nghị luận xã hội: ‘Tình thương là hạnh phúc của con người’ - Ngữ Văn 12

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa