Bàn tay ơi cứu giúp em thơ tìm được những giấc mơ

Như mội bài hát viết rằng: "....Từ khi em sống kiếp lang thang đơn côi lạnh lùng. Đời em chưa biết phút yên vui yêu thương ngọt lành.


Đề bài

Bàn tay ơi cứu giúp em thơ tìm được những giấc mơ 

Lời giải chi tiết

Như mội bài hát viết rằng: "....Từ khi em sống kiếp lang thang đơn côi lạnh lùng. Đời em chưa biết phút yên vui yêu thương ngọt lành. Tuổi thơ em chưa biết tung tăng vui chơi bạn bè. Tuổi thơ em chưa áo, chưa cơm, chưa vui học hành, ôi đau xót...". Không ai mong mình bất hạnh, không ai muôn mình là trẻ lang thang. Vâng, các em đều là những con người như chúng ta nhưng chỉ có điều là các em thiếu may mắn hơn chúng ta... Muốn về nơi tổ ấm lắm, ước mơ mẹ kể chuyện. Ước ao được đánh đòn, rồi được cho âu yếm. Nhưng các em đã không có quyền được lựa chọn tương lai của mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu.

Một lúc nào đó, ta dừng lại, nép vào một góc để quan sát xung quanh... và giật mình khi thấy vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh biết bao, những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bỏ rơi ngay từ những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời mình, những ngày tháng tuổi thơ không êm đềm như bao đứa trẻ có cha có mẹ, có mái ấm gia đình... trên con đường mưu sinh, vật lộn với bao cạm bẫy, bao cái xấu, cái ác, chúng không chỉ có mồ hôi mà còn là nước mắt và nỗi đau về thể xác cũng như tâm hồn. May mắn thay, bên cạnh các em vẫn còn có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ về những mái ấm tình thương để che chở, bảo vệ giúp các em học tập và rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp hơn. Thể xác lẫn tâm hồn của các em hằn sâu những vết cắt, sự căm phẫn đối với cuộc đời, đối với hoàn cảnh đối với số phận nữa. Nỗi đau hòa lẫn với nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh đã đưa các em tìm đến với nhau tạo thành một hội "tệ nạn" trong trạng đều bị tổn thương. Chỉ có chúng mới hiểu nỗi đau đớn trong lòng và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng trào sôi một cách mạnh mẽ không lối thoát, các em bị lạm dụng trở thành tay sai cho những tên vô lương tâm, coi đồng tiền trên giá trị con người. Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chi có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải đế kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm. Đáng trách thay các ông bố bà mẹ lại có thể nhẫn tâm bỏ rơi các em từ khi mới lọt lòng, tệ hơn cả thế họ nuôi các em lớn lên rồi đối xử với các em như một công cụ để kiếm tiền, mặc cho các em mang nỗi đau về tinh thần nặng đến bao nhiêu, bên cạnh đó là những người vô tâm, hờ hững, không một quan tâm đến cuộc đời cực khổ của các em. Đáng buồn thay những con người không có trái tim. "Dù làm nghề bán vé số, đánh giày hay bán mì gõ..., trẻ lang thang luôn bị đối xứ như những "nô lệ" của đường phố. Những đồng tiền còm cõi ấy không phải dễ , có được phải "đổ mồ hôi sôi nước mắt" và thậm chí phái đổ cả máu nữa. Đó là đặc điểm chung nhất của trẻ lang thang trên phố” - anh Hùng, ở Nhà mở Thảo Đàn, nhận định.

Nhưng bên cạnh đó, cám ơn thượng đế vì đã mang đến cho các em những người không quản khó khăn, cực khổ, tìm đến và mang các em đến với các mái ấm, nhà mở, gia đình và hơn cả thế, đó chính là mang lại cho các em tình thương giữa đồng loại. Nếu năm 2001, cả nước có trên 30.000 trẻ lang thang thì đến nay còn khoảng 8.000 trẻ. Từ cuộc vận động đưa trẻ lang thang về với gia đình số trẻ lang thang trong những năm gần đây giảm rất nhiều. Những con số chẳng là gì cả so với tình thương mà họ dành cho các em.

Tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ hiện nay là vấn đề chúng ta cần quan tâm đặc biệt, vì thế hệ trẻ hiện nay là những nhân tài cho xã hội, là mầm mống dựng một nền kinh tế phát triển. Bạn cứ thử nghĩ xem nếu một quốc gia có trẻ em tồn tại, chi có những người lớn tồn tại thì sớm muộn gì quốc gia đó cũng sẽ diệt vong mà thôi. Nói vậy để cho các bạn biết quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình mà thôi!

Là một người trẻ, một thanh niên sống có lý tưởng, tôi mong các bạn những con người có được sự may mắn như tôi, sự may mắn khi có cha, có mẹ có mái ấm gia đình, những con người được học tập vui chơi với niềm vui trọn vẹn, cố gắng ra sức học tập vì bản thân, gia đình và vì xã hội, bên cạnh hãy quan tâm nhiều hơn đến những mảnh đời xung quanh chúng ta, những công việc mà một con người có trái tim và lòng thương người nên làm các bạn nhé... Đừng xa lánh các em ấy mà hãy dang rộng vòng tay bảo bọc cho các em ấy bạn nhé...

"... Bàn tay ơi cứu giúp em thơ tìm được những giấc mơ..."

"Trẻ em như búp trên cành", ta vẫn hay ví von trẻ là như thế. Trẻ em là măng non của đất nước, là những đứa bé được nâng niu, lớn lên trong sự thương của cha mẹ và sự dạy bảo của thầy cô. Thế nhưng, thoáng đâu đo, khi đi trên đường, ta sẽ dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ lang thang, kiếm sống vất vả giữa cái nắng oi ả của trưa hè hay của cơn mưa giầm nặng hạt. Đó cũng là nguyên nhân mà nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về các mái ấm để nuôi dưỡng giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Vậy, nguyên nhân tại sao lại có trẻ em lang thang cơ nhỡ? Trẻ lang thang rất nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu đưa trẻ vào đời sớm xuất phát từ hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn, mồ côi, sống với mẹ kê hoặc dượng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, sự quản lý trẻ của gia đình lòng lẻo hoặc quá khắt khe; không những thế việc giáo dục trẻ em của cha mẹ chưa đúng đắn, thậm chí có hành vi ngược đãi cũng tạo cho trẻ nhận thức về đạo đức kém, muốn rời bỏ gia đình... Bất mãn với hoàn cảnh của mình, lại không quan tâm, giáo dục kịp thời, như một phản xạ tự nhiên, các em tìm cách bỏ đi khỏi nhà, lang thang với cuộc sống mà các em cho rằng đó là cách giải thoát. Ra đời sớm, chưa có nhận thức về cuộc sống, không thể tự lao động nuôi bản thân, các em chỉ có con đường ăn cắp, móc túi... Đối với các em lớn chút, có sức khoẻ thì đi làm mướn, làm thuê nhưng cũng dễ bị người dụ dỗ vào con đường phạm pháp, nghiện ngập. Hơn nữa, các trẻ em lang thang này thường sống thành từng băng nhóm, sinh hoạt không lành mạnh, tiêu xài hoang phí với số tiền bất chính có được... Một cuộc khảo sát cho thấy lang thang: 16% do mồ côi, không nơi nương tựa; 75% do đói nghèo; 9% do bắt buộc và do gia đình bất hòa, đó không phải là con số nhỏ. Vì vậy, việc đưa trẻ em đường phố về các mái ấm tổ chức nuôi dạy là hết sức cần thiết thực sự quan trọng.

Mái ấm tình thương là những ngôi nhà thân thương đã dang rộng tay chào đón em. Hiện ở nước ta đang xậy dựng và thành lập rất nhiều mái âm như: Mái ấm Hồng Ân, mái ấm Huynh Đệ Nhân Nghĩa... Chính những tấm lòng nhân ái đã vỗ về những trái tim, những số phận kém may mắn, đưa những đứa trẻ ấy thoát khỏi hoàn cảnh khổ cực, tạo điều kiện tốt hơn cho các em học hành và sống cuộc sống tốt đẹp, đó là nhân đạo... Bà Vũ Ngọc Oanh, là phó chủ chương trình chăm sóc trẻ em xa mẹ, bà đã nuôi dưỡng rất nhiều em lang thang từ bé cho tới khi trưởng thành, lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc. Xuất phát từ tờ báo "xa mẹ", bà lãnh những tờ báo về cho các em bán, tiền lãi được phục vụ cho chi phí sinh hoạt và bà dần dần uốn nắn vào một nề nếp, tập thể. Về sau, bà quyết định thành lập Chương trình sóc giáo dục trẻ em xa mẹ, khi này, trẻ không phải đi bán báo nữa mà được bà nuôi cho ăn học. Đứa nhỏ thì học chữ, lớn thì học nghề. Giờ đây bà đã mẹ của rất nhiều trẻ em lang thang, sống trong niềm hạnh phúc khi thấy chúng trưởng thành và sống cuộc sống tốt đẹp. Cũng giống như bà Oanh, ông Nguyễn Quốc Thế, là cựu tù nhân của Pháp, khi thấy các em nhỏ lang thang trên đường, trong ông nổi lên ý chí giúp các em được cắp sách tới trường. Xây một lớp học nho nhỏ, ông đi hết các con đường, ngóc ngách của thành vận động để các em tới lớp học. Bên cạnh đó, ông còn vận động các mạnh thường quân để có thêm sách vở, bút viết, và cả những "bữa ăn khuyên học" thuận lợi cho việc các em tới trường. Tới nay, lớp học của ông đã thu hút nhiều em nhỏ lang thang, và cũng đã giáo dục nhiều em nhỏ thành tài.

Thế đó, những người già đã cống hiên hết sức lực cho đàn em hôm nay, cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Thế còn những thanh niên, họ đã làm gì?. Hiện nay xuất hiện nhiều nhóm thanh niên tình nguyện như nhóm "những mơ xanh" "tuổi trẻ xanh", hay các tổ chức như "tổ chức nhân đạo thế giới”. Họ là những thanh niên có bầu nhiệt huyết, có tấm lòng cao đẹp. Những cử chỉ như dạy học, tổ chức trung thu, giáng sinh... cho các em nhằm phần nào xua đi những bất hạnh. Tổ chức Uniceft là tổ chức lớn về nhi đồng, trẻ em của liên hợp quốc cũng đã bắt tay vào việc giúp đỡ các trẻ em lang thang ở Việt Nam. Đó là những hành động đẹp, thiết thực và rất có ý nghĩa. Qua đó, ta thấy dù già hay trẻ, dù giàu hay nghèo, bạn vẫn có thể góp sức giúp các em thang, các mảnh đời bất hạnh bằng tất cả tấm lòng. Cái các em nhỏ cần ngoài vật chất chính là tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc mà các em không có được. Nó xoa dịu phần nào nỗi đau, hay là quá khứ không đẹp, để các em tin vào con người, tin vào cuộc đời, để sống tốt hơn.

Xã hội đâu phải ai cũng là nguời tốt. Nếu như có những người đang cố sức đỡ các em nhỏ lang thang có tương lai tươi sáng, thì đâu đó cũng có người lợi dụng sự nhẹ dạ, ngây thơ của trẻ để thu về lợi nhuận cho riêng mình. Đó là các dịch vụ "tuyển lao động nhí" "chăn trẻ". Khó mà tưởng tưởng nó là thế nào nhỉ? Họ tìm xuống những vùng quê khó khăn, gặp các em "tuyển" những đứa trẻ ở đây lên thành phố, phát cho chúng 1 cọc vé số bắt chúng đi bán bất kể trời nắng hay mưa. Tiền bán được thì vào túi của chủ. Cứ như thế họ giàu lên nhờ bóc lột sức lao động của những đứa trẻ. Đội lốt là cha, là mẹ, là chú, ngày ngày, họ chở trẻ thả ở 1 góc phố nào đó bắt chúng ăn xin, bán kẹo, bán bóng,... hay thậm chí là ăn cắp. Hay là những người bán trẻ em lang thang qua biên giới, làm tổn hại nhân phẩm các em gái tuổi mới lớn,... Đó là những kẻ đáng bị trùng phạt. Cần phải có thái độ nghiêm khắc và hình phạt xử lí những người thế này thì xã hội mới không có trẻ lang thang và cuộc sống mới trở nên văn minh.

 Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng những người cha, người mẹ thiếu trách nhiệm. Nếu như đã sinh chúng thì phải cố gắng bằng mọi cách chăm lo đươc cho chúng, mặc dù về kinh tế thiếu thốn thì ít nhất cũng phải có tình thương, hạnh phúc. Thế nên người đáng trách nhất vẫn là những bậc cha mẹ vô tâm kia. Kẻ đáng trách thứ hai là những kẻ thờ ơ, lạnh lùng và có thái độ khinh bỉ đối với trẻ em lang thang. Nên đã sống trong hạnh phúc thì phải biết san sẻ niềm hạnh phúc với mọi người nếu không ta sẽ trở nên ích kỉ và đó là hạng người mà xã hội khinh bỉ. Kẻ đáng trách cuối cùng là những người sử dụng trẻ em lang thang như một món hàng, món đồ chơi đem về cho mình lợi nhuận.

Là một thanh niên được sống trong hạnh phúc, chúng ta phải có thái đọ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm này, đồng thời chung tay góp sức các em về lại cuộc sống tươi đẹp. Tham gia nhóm tình nguyện là việc làm thiết thực. Tiếp cận để hiểu rõ về cuộc sống khó khăn, gian khổ, đổng cảm chia sẻ những vui buồn cùng các em; hãy xóa bỏ những khoảng cách, rào cản kết nối triệu triệu trái tim lại với nhau, vì chúng ta đều là con một mẹ. Hãy cống hiến cả tấm lòng của mình cho những mảnh đời bất hạnh

Vấn đề trẻ lang thang đang là vấn để thật sự quan trọng cần được sự tâm đặc biệt từ nhiều phía, không chi có mỗi cá nhân mà toàn thê cộng đồng dân tộc phải chung tay góp sức để không còn hình bóng trẻ lang thang trong đêm vắng, không còn những nỗi đau, bất hạnh trên đất nước Việt Nam thân yêu, không còn những câu hát " trong đêm một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buổn vì em không biết đi về đâu ..."

Bằng tất cả trái tim con người Việt Nam, chúng ta, những thế hệ trẻ của đất phải chung tay góp sức xây dựng đất nước văn minh, phải ươm trồng mầm non của đảng, phải thể hiện sự đoàn kết, truyền thông tương thân tương ái mà bấy lâu ta rất tự hào. Giúp trẻ em lang thang học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là giúp cho đất nước phát triển tiến lên giúp tình đoàn kết dân tộc vững mạnh, giúp cho con người thêm niềm tin cuộc sống, và ngay cả giúp bản thân ta tự hoàn thiện chính mình. Đây là, điều quý báu đối với mỗi cá nhân, và với tôi, tôi học được một điều, " sống trên đời cần phải có một tấm lòng", sống không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh, sống cho xã hội tốt đẹp hơn.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến