Phát triển thủ công nghiệp

Tóm tắt lý thuyết mục 2. Đất nước độc lập, thống nhất. Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên.


2. Phát triển thủ công nghiệp

* Thủ công nghiệp trong nhân dân:

- Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

- Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên):

+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.

+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.

* Thủ công nghiệp nhà nước:

- Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiế hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.

* Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: đúc súng, đóng thuyền.

* Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính. Chất lượng sản phẩm tốt.

Bài giải tiếp theo
Mở rộng thương nghiệp
Tình hình phân hoá xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân
Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?
Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội ?
Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp ?
Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời ?
Em nghĩ thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X - XV ?
Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV ?
Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.
Sự phân hoá xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa