Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

Ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng.


Ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Công nghiệp chủ yếu là co khí, chế biến nông-lâm-thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Việc thu hút đầu tư của nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. Nhờ thế, công nghiệp của vùng đang khởi sắc.

Duyên hải Nam Trung Bộ rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng. Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp

Cũng như các hoạt động kinh tế khác của vùng. Vấn đề này đang được giải quyết theo hướng sử dụng điện lưới quốc gia qua đường 500 KV, xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Ngoài ra còn nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên đưa xuống. Trong tương lai, dự kiến nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước ta sẽ được xây dựng ở khu vực này.

Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế Nhơn Hội, thì công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bô sẽ có bước phát triển rõ nét trong thập kỉ tới.

-Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc-Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với thành phố Đà Nẵng (một trung tâm phát triển ở phía bắc của vùng) và với Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa.

Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (như các đường 19,26…) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

 

Bài giải tiếp theo
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào?
Hãy xác định trên hình 36 (SGK trang 164) các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân hay ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này.
Dựa vào hình 36 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.
Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Video liên quan



Từ khóa