Phân tích văn bản Trong mắt trẻ
“Hoàng tử bé” là một tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn người Pháp Antoine De Saint-Exupéry
Dàn ý
1. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu tác giả Antoine De Saint-Exupéry và tác phẩm “Hoàng tử bé” cùng đoạn trích “Trong mắt trẻ”.
2. Thân bài
Phân tích từng chương
- Chương I: Nhân vật tôi nhớ lại kỷ niệm vẽ tranh hồi thơ ấu của mình.
- Chương II: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Hoàng tử bé.
- Chương XXVII: Suy nghĩ của nhân vật tôi sau nhiều năm khi Hoàng tử bé đã trở lại hành tinh của mình.
3. Kết bài
Khái quát nội dung 3 chương và nêu ý nghĩa tác giả muốn nói tới.
Bài mẫu
“Hoàng tử bé” là một tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn người Pháp Antoine De Saint-Exupéry. Chuyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của cậu bé đến thăm Trái Đất từ một hành tinh khác và người phi công gặp nạn trên sa mạc.Trong đó nổi bật lên đoạn trích “Trong mắt trẻ” bao gồm chương một, chương hai và chương hai mươi bảy của tác phẩm.
Ngay bắt đầu chương một, tác giả đã đưa ra nhận định rằng ý thức về một đồ vật thay đổi theo từng con người bằng việc thảo luận về bức tranh thời thơ ấu của mình. Rõ ràng nhân vật tôi muốn cho mọi người xem bức tranh vẽ con trăn nuốt chửng con voi vào bụng của mình vẽ nhưng hầu hết người lớn đều bảo với cậu rằng đó là bức tranh vẽ chiếc mũ. Ở đây tác giả muốn bàn về khái niệm mà ông không thể diễn tả được hết bằng lời ví dụ điển hình là bức họa số 1. Nhìn bề ngoài thì đó là bức tranh chiếc mũ nhưng để biết đúng ý nghĩa của bức tranh thì phải có trí tưởng tượng để phát hiện ra.
Sang đến chương số hai thì là cuộc gặp gỡ định mệnh của nhân vật “tôi” và Hoàng tử bé. Hoàng tử bé đã có cái nhìn nhận bức họa số 1 của nhân vật “tôi” sâu xa hơn vẻ bề ngoài của nó. Hoàng tử bé đã cho chúng ta thấy sự khác nhau trong cách nhìn nhận của trẻ em và người lớn. Ở chương một thì cái nhìn của người lớn quá thực dụng, không có trí tưởng tượng và nhàm chán còn đến chương hai cách nhìn của trẻ em thật ngạc nhiên, sáng tạo đầy cởi mở trước vũ trụ rộng lớn. Đến đây tác giả còn muốn nói đến tầm quan trọng của mối quan hệ. Từ cô độc ban đầu trên sa mạc mà anh lại gặp được người bạn định mệnh của cuộc đời mình. Tác phẩm cũng cho thấy cái nhìn chiều sâu của tác giả, rằng tuổi tác cũng không hẳn ảnh hưởng đến suy nghĩ, rõ ràng tác giả là người lớn nhưng lại có cái nhìn của một người trẻ.
Để rồi đến cuối chuyện là một kết thúc đầy bí ẩn, chúng ta phải tự đoán xem Hoàng tử bé có bảo vệ được bông hồng của mình hay không. Một lúc thì tưởng tượng cuộc sống hạnh phúc của Hoàng tử bé ở hành tinh khác, lúc thì lại nghi vấn rằng tự hỏi rằng con cừu có ăn mất bông hoa hồng hay không. Trong tác giả lưu luyến sự rời đi của Hoàng tử bé, tác giả không xem nhẹ nỗi đau sâu sắc có trong tình bạn của Hoàng tử bé với mình. Rằng mất đi người mình yêu thương hẳn sẽ rất đau đớn, kết chuyện cũng không nói đến sự chữa lành của vết thương sẽ lành sau đó. Có thể thấy, ở một góc độ khác, với cái nhìn có chiều sâu hơn, tác giả muốn nói tới thông điệp con người đối mặt với sự mất đi của người mình yêu thương.
Tác phẩm này thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phân tích văn bản Trong mắt trẻ timdapan.com"