Phân tích tác phẩm truyện Thần Trụ trời lớp 8

1. Mở đoạn: - Giới thiệu truyện Thần Trụ Trời - Khái quát nội dung truyện Thần Trụ Trời


Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn: 

- Giới thiệu truyện Thần Trụ Trời

- Khái quát nội dung truyện Thần Trụ Trời

2. Thân đoạn:

a. Xác định chủ đề và ý nghĩa của truyện

+ Truyện Thần Trụ Trời giải thích quá trình quá trình tạo lập thế giới, sự phân chia trời đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình qua các yếu tố kì ảo.

b. Phân tích truyện

Phân tích:

+ Giải thích quá trình tạo lập thế giới:

- Giải thích sự phân chia đất trời qua các sự kiện

- Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau

=> Truyện Thần Trụ Trời cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của con người thời đầu sơ khai.

c. Nghệ thuật

+ Truyện xây dựng Thần Trụ Trời đã xây dựng hình tượng thần trụ trời với sức mạnh siêu nhiên.

+ Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp các chi tiết hư cấu tạo nên câu chuyện hấp dẫn.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung truyện.


Mẫu 1

Từ xưa, khi chưa có sự phát triển của khoa học, để giải thích cho những hiện tượng tự nhiên, người ta thường xây dựng những câu chuyện có yếu tố phóng đại, những câu chuyện đó được gọi là thần thoại. Để giải thích cho sự phân chia của đất trời đó chính là "Thần Trụ Trời' của tác giả Nguyễn Đổng Chí sưu tầm.

 "Thần Trụ Trời" đưa người đọc ngược về quá khứ, trở về thời tiền sử, khi Trái Đất chưa có sự xuất hiện của con người. Mở đầu câu chuyện, tác giả phác hoạ một bức tranh chỉ với hai màu xám và đen. Sự mịt mù ấy khiến chúng ta không thể xác định rõ được thời gian, lúc đó địa cầu chỉ là một khoảng không gian tăm tối. Thần Trụ Trời xuất hiện với thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Việc Thần Trụ Trời xuất hiện là mầm sống đầu tiên, chi tiết thần lặng im càng khẳng định sự cô độc. Với sức mạnh phi thường của mình, "thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên", người đập đá, đắp đất một mình tạo lên cây cột khổng lồ chống trời, cây cột ấy có sức mạnh nâng bầu trời tách khỏi mặt đất. Khi ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giao nhau là chân trời, sau đó thần phá cột đá, tạo lên những vùng trũng, những dải đồi cao, đến đây, những hình ảnh quen thuộc đó giúp chúng ta dễ hình dung hơn về khung cảnh.

Truyện Thần trụ Trời sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc trưng của thể loại truyện thần thoại. Qua đó người đọc cảm thấy những nét kì vĩ và bí ẩn thuở sơ khai.


Mẫu 2

Thần trụ trời là một câu truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm được nhà khảo cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua truyện thần thoại, người Việt Cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như tại sao có trời, có đất...

Qua những câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được cái hồn nhiên và ước mơ của những người xưa mong muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình. Họ đã sáng tạo ra những vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh. Hình ảnh Thần Trụ trời đã hiện ra với những tính chất phi thường, truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

Truyện Thần Trụ Trời vừa cho chúng ta biết được sự hình thành của trời, đất, sông, núi...cũng cho chúng ta thấy được sự sáng tạo của người Việt Cổ. Bên cạnh những yếu tố hoang đường, chúng ta cảm nhận được công sức khai hoang, xây dựng đất nước của người xưa.


Mẫu 3

Truyện Thần Trụ Trời nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm truyện thần thoại suy vi, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi những tình tiết kỳ ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Cột dùng đầu đội trời rồi dùng tay bới đất dựng lên một cây cột vừa cao vừa to chống trời. Sau một thời gian, thấy cột khô cứng, thần phá cột ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia của trời đất, nguyên nhân hình thành nhiều bề mặt địa hình như sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột Trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết đó đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau. Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

“Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. 


Mẫu 1

Từ thời nguyên thuỷ để thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt, lao động đã đòi hỏi con người phải có sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên xung quanh. Lúc ấy trình độ phát triển của con người chưa đủ nhận thức đúng được những hiện tượng ấy. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu truyện giải thích sự xuất hiện của các hiện tượng ấy. Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa nhằm giải thích sự ra đời của biển cả, sông núi...

Nhân vật trong truyện là một vị thần mang tên Thần trụ Trời. Thời xưa, nhân dân gọi Thần là Ông, mỗi vị thần được gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, ông tát bể...Thần trong các câu truyện được nhân dân hình dung như là một con người có thật, có sức mạnh phi thường, có thể cảm hoá thiên nhiên. Những chi tiết miêu tả Thần trụ Trời đều lột tả những vòng hào quang với những tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.

Thời gian thần trụ trời xuất hiện đó là khoảng thời gian không xác định, ngày xưa, xưa lắm, thuở chưa có trời, có đất, muôn vật, con người. Với không gian xung quanh tăm tối, hỗn độn. Thời gian không gian ấy càng làm cho thế giới tiền sử càng trở lên kì bí huyền ảo.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự đồ sộ của thiên nhiên cũng không sánh được "Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia".Việc miêu tả một loạt các chi tiết dị thường ấy diễn ta sự ngưỡng mộ, cảm phục, họ tin rằng con người muốn chinh phục được thiên nhiên thì vóc dáng cũng phải khổng lồ.

Công việc của thần làm là đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời tạo núi sông biển cả. Đó là những công việc khai thiên, lập địa của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao động miệt mài với những công việc quen thuộc của con người, sự cần cù lao động đó đã tạo nên những kì tích tuyệt vời.

 Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động.

Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Đồng thời phản ánh mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của người xưa.


Mẫu 2

Thần thoại là thể loại truyện được sử dụng nhiều để kể về nguồn gốc của vạn vật. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, chúng ta được biết đến một truyện có nghệ thuật đặc sắc trong mảnh thần thoại. Đó chính là "Thần Trụ Trời" của tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Câu chuyện dẫn dắt người đọc đến một thế giới rộng lớn, một trái đất ban sơ bằng phẳng vắng bóng người.

Nội dung "Thần Trụ Trời" vẽ ra một bức tranh hùng vĩ. Trong bức tranh đó có sức mạnh của vị Thần, dời non lấp biển. Người tạo ra lằn ranh phân chia bầu trời và mặt đất. Người dùng đất đá lởm chởm xây núi, đồi. Sức mạnh ấy làm sao con người có thể làm được? Vậy là, câu chuyện đã giải thích được nguồn gốc tạo nên một trái đất từ thuở hoang sơ được như ngày nay chính là "Thần Mặt Trời".

Mở đầu câu chuyện, tác giả phác họa một bức tranh chỉ có 2 màu xám đen. Sự mịt mù, hỗn loạn ấy làm người đọc không xác định được thời gian. Lúc bấy giờ, trái đất chưa có sự sống, chỉ là một không gian mênh mông tăm tối. Chính trong thời điểm ấy, Thần Trụ trời xuất hiện, đem đến hơi thở con người. Người được miêu tả là một người có thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Chi tiết thần lặng im, cô độc khiến cho người đọc cảm thấy lặng lòng. Nhưng sau đó, như bộc phát sức mạnh, "thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên". Với sự phi thường đó, người đập đá, đắp đất một mình mà tạo nên một cây cột khổng lồ. Cây cột ấy như có sức mạnh nâng bầu trời, tách bầu trời khỏi mặt đất. Từ ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giáp nhau là chân trời. Sau đó, thần lại phá cột đá, tạo nên những vùng trũng, những dải đồi cao. Đến đây, những hình ảnh này đã trở nên quen thuộc hơn với người đọc, giúp người đọc dễ hình dung hơn.

Hình ảnh Thần Trụ Trời trong câu chuyện cũng vô cùng vĩ đại. Là con người duy nhất trong không gian rộng lớn trống trải, vị thần ấy cũng có cảm xúc của con người. Dường như người cũng cảm giác được thứ gọi là cô đơn. Hình ảnh "thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên" và "Lủi thủi một mình" cho thấy sự trống rỗng cùng cực. Nhưng chính những hình ảnh đó tôn lên sức mạnh vô cùng bất tận, làm chủ được cả tự nhiên. Trời đất với con người vốn là một thứ xa vời, vậy mà thần xây trụ trời, xé đôi ranh giới trời đất.

Truyện "Thần Trụ Trời" sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Nội dung và nghệ thuật truyện được kết hợp với nhau rất nhuần nhuyễn. Nội dung truyện nói về sự hình thành trời đất, nghệ thuật được sử dụng như tương phản đã làm rõ nét thêm về nội dung. Bức tranh câu chuyện này vẽ lên không hề cao xa, sặc sỡ. Nó vô cùng đơn giản, sử dụng những gam màu tối và hình ảnh quen thuộc. Nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những yếu tố kì ảo được xây dựng vô cùng chân thực. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được ham muốn khám phá, tìm hiểu của người xưa. Một số biện pháp nghệ thuật còn có thể kể đến nữa là tương phản. Hình ảnh con người nhỏ bé giữa không gian rộng lớn, làm con người trở nên nhỏ bé trước tự nhiên. Sự cô độc cũng được phóng địa triệt để, hình ảnh thần tuy quyền năng nhưng lại luôn đơn độc một mình. Ở đây, tác giả còn dùng cả thủ pháp phóng đại, biến con người trở nên to lớn, rạch trời vá đất. Tuy nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể thấy được dã tâm làm chủ thiên nhiên của con người đã có từ thuở sơ khai.

Truyện Thần Trụ Trời sử dụng nhiều nét đặc sắc để làm nổi bật lên thể loại truyền thuyết. Qua đó, người đọc cảm nhận được nét kì vĩ và bí ẩn của những ngày sơ khai. Những hình ảnh quen thuộc như núi đồi cũng được làm rõ nguồn gốc tạo thành. Đây chính là một đặc điểm của thể loại truyền thuyết khiến người đọc vô cùng yêu thích.


Mẫu 3

Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.



Từ khóa phổ biến