Phân tích tác phẩm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã nhân hoá năm bộ phận của thân thể con người tạo cho mỗi bộ phận một vị thế rất hóm hỉnh: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão miệng.


Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trung nghệ thuật, ý nghĩa…).

- Giới thiệu về truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).

II. Thân bài

1. Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tị nạnh với lão Miệng

- Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng lão Miệng cho rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng không làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.

- Họ kéo nhau đến nhà lão Miệng, đến nơi không chào hỏi, nói thẳng với lão “Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa”.

2. Hậu quả về hành động của Chân, Tay, Tai, Mắt

- Cậu Chân, cậu Tay: không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước.

- Cô Mắt: ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ thì không được.

- Bác Tai: nghe tiếng gì cũng không rõ, thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong.

→ Cả hội lừ đừ, mệt mỏi.

3. Cách sửa chữa hậu quả

- Cả bọn cố gượng dậy đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy và tìm thức ăn cho lão.

- Cả bọn lại chung sống hòa thuận, mỗi người một việc như trước, không ai tị nạnh ai cả.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

   + Nghệ thuật: cách kể chuyện ý vị, tự nhiên…

- Bài học cho bản thân:phải sống hòa mình vào với tập thể


Bài mẫu

      Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã nhân hoá năm bộ phận của thân thể con người tạo cho mỗi bộ phận một vị thế rất hóm hỉnh: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão miệng.

      Trước kia, họ vẫn dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Nhưng rồi cô Mắt đã khởi xướng một cuộc tẩy chay bất hợp tác với lão Miệng. Cô đã vận động được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai kéo đến "nhà" lão Miệng, nói cho lão ta biết phải lo lấy mà sống; chúng tôi vất vả lam lũ xưa này mà nào có biết cái gì ngọt bùi ngon lành nào đâu!

      Cuộc tẩy chay bắt đầu. Chỉ mấy ngày sau, cô Mắt thì lờ đờ, cậu Chân, cậu Tay thì không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Bác Tai thì ù ù như xay lúa ở trong, ... Tất cả đều lừ đừ mệt mỏi; đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa. Còn lão Miệng trong thời gian ấy cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Cái "sáng kiến!' của cô Mắt thế là hoàn toàn thất bại, gây tác hại cho cả người lẫn mình!

      Anh em ta cùng nhau hân hoan: cậu Tay kiếm thức ăn bỏ vào mồm lão Miệng. Lão nhai và nuốt vào họng, cụ Bụng căng tròn (có một dị bản nói thế), tức thì ai cũng thấy "đỡ mệt nhọc", dần dần thấy "khoan khoái" như trước. Từ đó, họ bảo nhau thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Từ thực tế mà họ thấm thìa lẽ đời. Lẽ đời không đơn giản!

      Bài học luân lý hàm chứa trong truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng khá sâu sắc:

      Trong cuộc sống đừng a dua, đừng nghe người ta xui dại, làm bậy mà thiệt hại đến mình. Con người không thể sống riêng biệt một mình mà tồn tại, mà được hạnh phúc. Mỗi người, mỗi bộ phận, mọi tổ chức đều gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau như các bộ phận trong cơ thể. Cũng đừng cho mình là quan trọng nhất mà coi thường người khác, hoặc suy bì tị nạnh bon chen trong cuộc sống. Cùng sống, cùng hoà hợp và tồn tại để mưu cầu hạnh phúc là bài học sâu sắc nhất được rút ra từ truyện ngụ ngôn này



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến