Phân tích bài thơ Ta đi tới

Tình cảm yêu nước thiết tha, sâu nặng và khát vọng về một đất nước vững mạnh, ấm no luôn là đề tài nóng hỏi của rất nhiều nhà văn yêu nước


Dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

b. Thân bài

- Bằng con mắt biết cảm của mình, Tố Hữu cảm nhận vẻ đẹp của đất nước qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào.

- Trước niềm vui sướng về cảnh đất nước yên bình, Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.

- Cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà.

b. Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Cảm nghĩ của em về nỗi niềm, cảm xúc của nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm.


Bài mẫu 1

Tình cảm yêu nước thiết tha, sâu nặng và khát vọng về một đất nước vững mạnh, ấm no luôn là đề tài nóng hỏi của rất nhiều nhà văn yêu nước. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Nổi bật là bài thơ “Ta đi tới” được nhà thơ viết vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới.

      Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Đối với Tổ Hữu cũng vậy, bằng con mắt biết cảm của mình, ông lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước.

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

Đến hôm nay đường xuôi về biển

Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Đất nước hiện lên trong mắt Tố Hữu với những con đường rộng mở “ung dung ta bước”. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình, xuôi theo về biển. Những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát. Dòng sông Lô từng đẫm máu quân thù nay đã yên bình đón nắng mới, hòa vang tiếng hát, phải chăng đó chính là tiếng hát trong lòng nhà thơ, tiếng hát tự hào, tôn vinh về những anh hùng dân tộc đã gây dựng nên đất nước hòa bình. Bến Bình Ca một thời máy bay địch oanh tạc nay trở nên hiền hòa, dào dạt.

Trước niềm vui sướng về cảnh đất nước yên bình, Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng:

Ai qua Phú Thọ

Ai xuôi Trung Hà

Ai về Hưng Hóa

Ai xuống khu Ba

Ai vào khu Bốn

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.

Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần

Tháng Tám mùa thu xanh thẳm

Mây nhởn nhơ bay

Hôm nay ngày đẹp lắm!

Mây của ta, trời thẳm của ta

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!

Tố Hữu tình nguyện trở thành người hướng dẫn viên du lịch để đưa ta trở về với hồi ức xưa. Những con đường Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn có Bốt Tây mà hễ nhắc đến ai cũng phải bàng hoàng khiếp sợ bởi những đòn tra tấn, đày đọa không nhân tính của kẻ thù nay đã “cuốn sạch rồi”. Rồi xuôi thuyền theo sông Thao về thủ đô kháng chiến Hà Nội với mấy ngàn năm chiến đấu không nghỉ, “bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” nay ngẩng đầu lên chỉ còn vẻ đẹp của đám mây nhởn nhơ bay, của màu xanh hòa bình. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!”, để cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc dinh độc lập.

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!
...

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Dù ai rào giậu ngăn sân

Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!

Tỗ Hữu tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của không gian địa lý đất nước gắn với chiều dài của lịch sử. Từ miền Bắc xuôi về đến Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,...rồi đến cả những con sông từng nhuốm máu đỏ quân thù như Sông hương, Bến Hải, Cửa Tùng đều được vang danh tưởng nhớ. Tác giả còn gửi gắm tình yêu, tình đoàn kết giữa hai miền Nam Bắc rằng “Nước ta là của chúng ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!”. Tố Hữu nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”. Nhà thơ tiếp tục đưa dòng cảm xúc về với những ngày tháng hình thành của đất nước, đất nước là một phần máu thịt trong mỗi con người:

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

Chúng nó chẳng còn mong được nữa

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Đất nước được hình thành từ khói lửa, đạn pháo, từ cái thời mà lớp trẻ bây giờ có mong cũng chẳng quay lại được. Đất nước ta hình thành từ những dấu chân của người chiến sĩ anh hùng, mà người chiến sĩ đó chẳng phải là những chiến binh mạnh mẽ, họ điều xuất phát từ “than bụi, lầy bùn”, từ những người dân nhỏ bé nhưng có sức mạnh đoàn kết to lớn của tình yêu đất nước. Họ xông pha chiến đấu, không sợ hiểm nguy, cứ thế bước đi dưới ánh “mặt trời cách mạng”. Những bàn chân “Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng” vang danh lừng lẫy trên chiến trường Điện Biên, nổi tiếng khắp cả địa cầu. Những bàn chân đó đã được Tố Hữu nhấn mạnh, lý tưởng hóa như những bàn chân khổng lồ sẵn sàng dẫm đạp đầu “Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp”.

Nếu như những câu thơ trên tưng bừng với những hình tượng hào hùng thì những câu thơ còn lại là những cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà:

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng.

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
...

Lòng ta không giới tuyến

Lòng ta chung một cụ Hồ

Lòng ta chung một Thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, Tố Hữu miêu tả chặng đường giành lại giang sơn bờ cõi của dân tộc ta không một giây nào chùn bước. Ý chí của dân ta “rắn như thép, vững như đồng”, “cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”. Dân tộc ta “đi tới” với khí thế ngút trời, hùng hậu, đoàn kết “Bắc Nam liền một biển” khiến kẻ địch dù có mạnh đến đâu cũng phải kinh hãi, khiếp sợ. Cuối cùng, bằng điệp từ “Lòng ta”, nhà thơ nhất mực thể hiện tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hòa cùng tấm lòng của dân tộc. Dân ta đều chung một nước, quyết không cùng giới tuyến với kẻ thù nào, trong lòng cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một Thủ đô kháng chiến, cùng chung một “cơ đồ Việt Nam”

      Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt với sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ “Ta đi tới” ca ngợi những chiến tích oai hùng của ông cha, qua đó gợi suy nghĩ, cảm xúc của thời đại về một đất nước được xây dựng từ những trái tim nồng ấm tình người nhưng cũng không hề mềm yếu, nhẫn nhìn trước bất kì kẻ thù nào xâm hại đất nước của Cụ Hồ, của dân tộc.


Bài mẫu 2

Đặng Thai Mai, bà đã từng có chia sẻ rằng  “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. Thật vậy, Tố Hữu được nhận xét là cây đại thụ của nền văn học thơ ca Việt Nam, các sáng tác của ông biểu hiện một lẽ sống lớn, tình cảm lớn của những con người cách mang. Thơ ông phản ánh và ghi dấu những ngày tháng tuy gian khổ mà hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta.

Bài thơ Ta Đi Tới được, nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng vang dội đồng thời gợi những suy nghĩ về đoạn đường phía trước. Tác phẩm không chỉ chứa đựng niềm cảm xúc thời đại mà còn mang tính biểu tượng cao. Càng đọc bài thơ, độc giả lại thêm hiểu về con người và phong cách nghệ thuật của người thi nhân- Tố Hữu.

Giống với tác phẩm Việt Bắc, bài thơ Ta đi tới ra đời vừa để tổng kết và khép lại một hành trình lịch sử chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ: “Chín năm kháng chiến thánh thần/Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn” đồng thời vừa khẳng định về con đường mà “Ta bước tiếp”, “Ta đi tới” sẽ không có điều gì có thể ngăn cản nổi, chắn đường dân tộc Việt Nam tiến lên giải phóng nước nhà.

Qua những vần thơ, độc giả có thể cảm nhận được, dường như càng ngày nhà thơ Tố Hữu càng ý thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc Việt Nam. Những lời thơ thật thấm thía và xúc động biết bao về một đất nước Việt Nam anh hùng, đã trải qua bao “vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần”.

Với lòng yêu nước thiết tha, tinh thần anh dũng, quyết tâm cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, các chiến vững bước ra đi, không ngại khó khăn, không ngại gian khổ, dù có phải trèo đèo lội suối, vẫn một lòng vì nước vì dân.

Với một tình yêu vô bờ bến dành cho quê hương, đất nước, những hình ảnh thiên nhiên thật xinh đẹp, tươi tắn hiện ra:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca
… Đường ta đó tự do cuồn cuộn
Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi…

Tổ Quốc Việt Nam thật giàu đẹp làm sao. Những câu thơ trên đã gợi niềm vui phấn chấn, sự tự hào sâu sắc về cảnh đẹp xinh tươi của quê hương ta. “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh” đều là những hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện ở làng quê Việt Nam.

Ánh nắng soi rọi xuống dòng sông Lô tươi mát, thấp thoáng đâu đây nghe “hò ô tiếng hát”,..Con đường mà tác giả đi khi ấy không chỉ khiến tác giả vui, thích thú bởi cảnh đệp mà còn vì con đường ấy đã giành lại được tự do hòa bình, lũ giặc ngoại xâm đã bị “cuốn sạch rồi”.

Bài thơ được tác giả sử dụng rất nhiều động từ mạnh nhằm khẳng định ý chí quyết tâm trong việc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng vững chắc, giàu mạnh. Đồng thời ca ngợi tinh thần đoàn kết, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc của dân và quân ta đã không chịu bị khuất phục trước bọn đế quốc xâm lược.

Bài giải tiếp theo